Giữa răng sâu có cục đỏ, dễ bị chảy máu?

11:03:00 Add Comment

Hiện tượng cục nhỏ đỏ đỏ mọc lên ở giữa răng cũng không phải chuyện gì quá nguy hiểm nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cục nhỏ đó thường có 2 trường hợp: một là do tủy triển dưỡng (nôm na là phồng to lên), hai là nướu triển dưỡng. 


Tủy triển dưỡng thường là do tình trạng viêm tủy kéo dài, tủy bị kích thích sưng phồng lên, nhưng do bạn đã lấy tủy rồi nên tôi nghĩ không phải trường hợp này. http://phauthuathamhomom.com/ham-rang-tren-bi-ho/





Tôi nghĩ cục đỏ đó là nướu triển dưỡng do răng bạn bị vỡ sát hoặc dưới nướu mà lâu ngày không trám lại, răng vỡ gây bám thức ăn, vôi răng, làm chỗ trú cho vi khuẩn... dẫn đến viêm nướu. Nướu bị viêm, sưng phồng lên, lan về phía giữa răng (do bờ mặt răng lúc này không nằm cao hơn nướu nên không chặn nướu lại được). Vì vậy nhìn thoạt qua thì thấy như từ giữa răng đi lên nhưng thực ra là từ bên ngoài lan vào. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-can-chu-y-gi/

Thường thì tủy triển dưỡng hay nướu triển dưỡng liên quan đến tình trạng viêm nên đụng nhẹ vào là sẽ chảy máu, cũng như những người bị viêm nướu đánh răng hay bị chảy máu, không phải chuyện gì nguy hiểm. 

Tuy nhiên về răng này thì tôi nghĩ là khó giữ lại được mà phải nhổ vì tình trạng chân răng có lẽ đã tệ. Đúng ra bạn nên đi khám răng ngay khi răng có vấn đề thì có lẽ đã giữ được răng. 

Việc có thai và cho con bú hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc điều trị nha khoa. Chỉ có 1 số ít quy trình tránh sử dụng trên phụ nữ mang thai như chụp phim xquang chẳng hạn hoặc việc tiểu phẫu răng khôn nếu không cần thiết phải làm ngay thì bác sĩ chắc chắn sẽ hẹn bạn lại. Nói chung là khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì. Do đó sau này nếu lại có thai, bạn cứ mạnh dạn đi khám răng như bình thường, chỉ cần báo trước với bác sĩ là mình đang có thai là được. http://phauthuathamhomom.com/chinh-rang-ho-cho-tre-em/

Có một số bệnh răng miệng thường xuất hiện vào giai đoạn có thai là giai đoạn rất nhạy cảm của cơ thể nên nếu bạn không đi khám răng trong thời gian mang thai có thể sẽ gây ra tác hại không tốt. 


Đến giai đoạn cho con bú thì hầu như mọi việc lại trở lại bình thường, không có kiêng cữ gì cả ngoại trừ việc uống thuốc nếu cần thiết. Trong trường hợp phải uống thuốc, bạn nên báo trước với bác sĩ để dùng loại thuốc không ảnh hưởng đến cơ thể của bé. 

Thói quen xấu khiến bé 5 tuổi hỏng hết răng

11:29:00 Add Comment

Lúc trước Hoài có tất cả 20 chiếc răng, hiện tại 8 chiếc răng đã bị cụt chỉ còn lại chân răng, toàn bộ hai hàm răng đều màu đen, 6 chiếc răng đã bị rụng cả chân. Vì thế, đối với Hoài việc ăn uống bây giờ đang là một vấn đề rất khó khăn vì không thể nhấm và nuốt được thức ăn.


Vào một ngày gần đây, bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhi là một bé trai. Mẹ của Hoài bế em tới khoa “răng miệng” của bệnh viện, các y bác sĩ ở đây sau khi chứng kiến đều sợ ngây người. Điều đáng sợ hơn nữa là toàn bộ hai hàm răng của Hoài đều bị hỏng và rụng hết, gần như không còn chiếc nào. http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-o-den/



Ngoài ra, bé trai này hiện tại nói chuyện rất mơ hồ, khả năng nhận thức rất kém, mọi người hỏi chuyện nhưng bé thường không hiểu. Bác sĩ chủ nhiệm khoa nói: “Tôi làm nghề y đã được 40 năm, nhất là từ sau khi làm chuyên về nha khoa, tôi cũng đã gặp rất nhiều các vấn đề “thê thảm” về răng. Nhưng đối với một người còn nhỏ tuổi mà bị nặng như thế này thì đây mới là lần đầu tiên tôi được chứng kiến!”

Chúng ta có thể hiểu nguyên nhân như sau:

Bé Hoài là do bà nội nuôi dưỡng. Năm Hoài lên ba tuổi, một lần tình cờ nhìn thấy người lớn uống nước ngọt có ga nên bé đã đòi uống cho bằng được. Đây chính là mầm mống của tai họa xảy ra sau này. Từ sau khi uống nước ngọt, Hoài không chịu uống nước nữa. Sự tình càng ngày càng nghiêm trọng hơn, mỗi ngày bé đều đòi uống nước ngọt nếu không sẽ không chịu ăn cơm, có khi mỗi bữa đều uống 1 lon. Bà nội của Hoài không hiểu nhiều về khoa học nhưng lại vô cùng yêu chiều cháu, cháu đòi hỏi điều gì bà cũng đều sẵn lòng đáp ứng. http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/

Mặt khác, hằng đêm, Hoài đều uống một cốc sữa to rồi mới bằng lòng đi ngủ. Tuy nhiên, sau khi uống sữa xong lại không súc miệng mà đi ngủ ngay. Chúng ta cần biết rằng sữa bò có tính axit, sau khi lên men nó sẽ ăn mòn răng.

Thông thường đồ uống có ga đều chứa đựng lượng lớn các chất có tính axit, chúng có thể hòa tan lớp men răng. Với đứa trẻ 5 tuổi, tính đề kháng của răng còn rất yếu, trong khi cả ngày lại bị ngâm trong lớp axit, triền miên ngày này qua ngày khác như vậy, thì sao không xảy ra vấn đề được?


Đáng sợ hơn là sữa bò và nước có ga đều chứa hàm lượng đường rất cao. Khi được uống vào, vi khuẩn trong miệng sẽ tiếp xúc ngay với chất đường này và lên men tạo thành chất có tính axit gây hại cho răng, khiến răng dần dần bị ăn mòn. http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-tuy-rang-cho-tre/

Hoài bây giờ hàm răng đã hỏng hết, ăn uống lại rất khó khăn dẫn đến cơ thể nhăn nheo và gầy rộc. Thật quá đáng thương!

Trước khi đi ngủ, dù trẻ có ăn bất kể thứ gì cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đây là điều vô cùng cần thiết.

Điều nữa là: Người lớn tuổi như ông bà… có thể thiếu hiểu biết về khoa học, nhưng bậc cha mẹ cần phải giảng giải để họ hiểu, hết sức tránh việc cho trẻ uống nước ngọt. Trường hợp không thể đừng được, thì phải khống chế số lượng đừng cho trẻ uống nhiều, và sau khi uống xong nhất định phải súc miệng.

Những lưu ý để có một ca cắm ghép implant thành công

12:03:00 Add Comment
Những lưu ý để có một ca cắm ghép implant thành công
Để có một ca cắm ghép implant thành công thì bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý sau đây. Những kinh nghiệm bài viết dưới đây chia sẻ sẽ giúp bạn có ca cắm ghép implant thành công và hạn chế được những biến chứng.

1. Lưu ý khi cấy ghép Implant trước lúc điều trị

Lưu ý khi cấy ghép Implant trước lúc điều trị là rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của ca cấy ghép Implant sau này. Các lưu ý cụ thể trước khi cấy ghép Implant bao gồm:

»» Cấy ghép Implant áp dụng cho các trường hợp nào

Cấy ghép răng Implant được thực hiện cho các trường hợp mất một răng, mất nhiều răng, mất toàn hàm răng hoặc tất cả các trường hợp có nhu cầu trồng răng giả thỏa mãn các điều kiện cấy ghép răng.

»» Các điều kiện để cấy ghép răng Implant

− Trẻ em trên 16 tuổi

Tại độ tuổi này xương hàm đã phát triển ổn định có thể tiến hành cấy ghép Implant. Dưới độ tuổi này, xương hàm chưa hoàn thiện, nếu cố tình thực hiện cấy ghép có thể dẫn tới các sai lệch về sau.

− Không có bệnh lý răng miệng

Người có các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu…sẽ không được cấy ghép Implant nếu không điều trị bệnh triệt để. Chỉ khi không có bệnh lý răng miệng, bác sĩ mới tiến hành cấy ghép nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và giúp ca điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Người cấy ghép phải có sức khỏe tốt, trên 16 tuổi và không có bệnh lý răng miệng

− Xương hàm chắc khỏe, đủ cứng chắc

Việc cấy ghép Implant chỉ thực hiện được khi xương hàm chắc khỏe, đủ cứng chắc, đủ dày để có thể nâng đỡ trụ Implant. Nếu xảy ra hiện tượng tiêu lõm xương răng, bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép xương trước khi trồng răng.

− Không mang thai, không mắc các bệnh nghiêm trọng

Phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh nghiêm trọng không nên tiến hành ghép Implant. Việc cấy ghép Implant nên thực hiện khi cơ thể hoàn toàn bình thường, đủ sức khỏe.

làm răng implant tại Sài Gòn
Trồng răng All on mất bao lâu

»» Lưu ý số lượng Implant cấy ghép

Số lượng Implant cấy ghép không nhất thiết bằng số lượng răng đã mất. Đây là một trong những lưu ý khi cấy ghép răng Implant quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy vì có thể đặt Implant ít hơn số răng đã mất phụ thuộc vào vị trí và chất lượng xương khi gắn Implant, khoảng mất răng rộng hay hẹp và răng đối kháng như thế nào.

Một số trường hợp, chẳng hạn như mất răng toàn hàm, bác sĩ có thể kết hợp làm cầu răng và cắm răng Implant để tiết kiệm chi phí tối đa vẫn đem lại hiệu quả tốt.

Số lượng Implant cũng là lưu ý quan trọng khi cấy ghép

»» Lưu ý trong việc chọn địa chỉ nha khoa

Địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi sẽ biết cách giảm thiểu đau đớn, giảm chi phí, thực hiện trồng răng đúng kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả cấy ghép răng cao nhất. Đồng thời nha khoa tốt sẽ có trụ Implant đạt chất lượng, máy móc hiện đại và công nghệ trồng răng tiên tiến góp phần quan trọng vào sự thành công của các ca cấy ghép răng.

Đây là lưu ý khi cấy ghép Implant quan trọng nhất chi phối rất lớn đến sự thành công của ca cấy ghép Implant bởi kỹ thuật trồng răng Implant rất khó, đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phải cao, thiết bị phải hiện đại thì mới có thể thực hiện. Do đó bạn cần sáng suốt trong việc chọn lựa địa chỉ nha khoa.

»» Không hút thuốc

Không được hút thuốc 2 tuần trước khi cắm Implant

2. Lưu ý khi cấy ghép Implant trong quá trình điều trị

→ Không được tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau

Để tiến hành trồng răng Implant, bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant trước, trực tiếp vào mô xương hàm. Sau đó bạn phải trải qua quá trình lành thương, thông thường có thể khoảng từ 3 – 6 tháng (tùy cơ địa của từng người). Trong thời gian này, việc chăm sóc răng Implant phải vô cùng cẩn trọng, phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, vì tác động trực tiếp vào xương hàm nên thi thoảng bạn sẽ cảm thấy đau nhức, lúc này bác sĩ sẽ có những toa thuốc giảm đau được kê theo quy định để giúp bệnh nhân giảm thiểu cơn đau nhức thoáng qua này nhưng bạn không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, nhất là các loại thuốc giảm đau có thành phần Aspirin. Vì Aspirin có thể gây chảy máu sau phẫu thuật dẫn đến các trụ Implant bị đào thải.

→ Không nên vận động trong vòng 24-48h sau khi phẫu thuật

Trong khoảng 24-48h sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động để có kết quả tốt nhất, tránh các tác động có nguy cơ làm chấn thương đến vùng cấy răng, khiến cho Implant bị lung lay ra khỏi vùng cấy ghép.

→ Tuyệt đối tránh các tác động cơ miệng

Các động tác cơ miệng như khạc nhổ, dùng ống hút, súc miệng mạnh, đẩy lưỡi có thể khiến cho vùng cấy ghép bị ảnh hưởng vì trụ Implant mới đặt vào trong xương vẫn còn lỏng lẻo, chưa ổn định, chưa thể tích hợp ngay với xương. Đặc biệt, khi đánh răng bạn nên tránh vùng vừa cấy ghép để đảm bảo an toàn.

→ Không được để thức ăn rơi vào vị trí mới cấy trụ Implant

Khi ăn uống bạn cần phải thận trọng, tránh để thức ăn rơi vào vị trí mới cấy trụ Implant. Lưu ý khi cấy ghép Implant trong ăn uống có vai trò quyết định đến sự thành công của ca cấy ghép.

→ Tuyệt đối không dùng ngoại lực tác động vào trụ Implant

Implant mới được cấy vào trong xương rất dễ bị lệch ra khỏi vùng cấy ghép, vì thế tuyệt đối không dùng ngoại lực tác động vào trụ Implant như tăm, ngón tay,…

→ Chú ý chăm sóc và vệ sinh trụ Implant

Nên đặc biệt chú ý chăm sóc và vệ sinh trụ Implant để trụ răng Implant có thể ổn định và tích hợp với xương tốt nhất. hãy cẩn thận và kiên trì trong việc vệ sinh răng miệng, tránh việc thực hiện qua loa không đảm bảo, thực hiện vệ sinh đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ khi trụ Implant đã ổn định thì bạn có thể chải răng và súc miệng bình thường.

→ Tái khám đúng hẹn

Bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám vì thế bạn phải đến khám đúng hẹn tránh vì bận bịu mà bỏ qua việc tái khám. Nếu có những điều bất thường trong quá trình cấy ghép Implant, bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ để kịp thời điều trị.

3. Lưu ý khi cấy ghép Implant sau điều trị

Sau khi cấy ghép răng Implant bạn cũng cần lưu ý các điều sau:

♦ Cách giảm cơn đau nhức âm ỉ

Sau khi cắm ghép Implant, hàm răng bạn có thể đau nhẹ âm ỉ 1 – 2 ngày, nên uống thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể chườm đá bên ngoài môi, má tương ứng với vùng cắm ghép Implant. Ngày thứ hai trở đi, nếu có sưng nhẹ thì có thể đắp nước ấm. Cách giảm đau nhức cũng là lưu ý khi cấy ghép Implant quan trọng mà bạn nên biết, chớ nên giảm đau tùy tiện để tránh các biến chứng nguy hiểm.

♦ Cố gắng không làm phiền khu vực vừa phẫu thuật bằng lưỡi và ngón tay, không đẩy lưỡi

Chăm sóc răng miệng đúng cách bằng việc chải răng kỹ lưỡng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày, nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương vết mổ.

♦ Không hút thuốc 2 – 4 tuần sau khi cắm ghép Implant.

♦ Không súc miệng mạnh và không sử dụng bất kỳ dung dịch hóa chất nào để súc miệng khi mới cắm ghép Implant.

♦ Có chế độ ăn uống khoa học, tránh nhai thức ăn cứng quá, ăn đồ ăn phải cắn, không để xương cá, thịt,…đâm vào vùng mới cắm ghép.

♦ Tái khám định kì 6 tháng/lần để kiểm tra Implant và chỉnh khớp cắn, vệ sinh răng và điều chỉnh lực nhai trên Implant nếu cần thiết.

Hiện nay, bạn hoàn toàn có thể cấy ghép Implant thành công, hạn chế tối đa đau nhức, giảm thiểu những vấn đề phát sinh khi chọn địa chỉ cấy ghép Implant uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ giỏi, am tường về kỹ thuật cấy ghép Implant như Nha khoa Kim.

Cấy ghép Implant tại Nha khoa Kim, bạn sẽ được thăm khám bằng máy X-Quang chuyên dụng, phần mềm phân tích răng hàm mặt Vceph và phần mềm giả định vị trí cấy ghép Simplant cho phép bác sĩ nắm bắt nhanh tình trạng răng miệng và lập phác đồ điều trị chuẩn xác.

Thao tác ghép Implant nhẹ nhàng của bác sĩ cùng sự hỗ trợ đắc lực của máy móc hiện đại, trụ Implant đảm bảo chất lượng, được nhập khẩu chính hãng từ Đức, Mỹ…cho bạn hàm răng như ý, chắc khỏe bền lâu.

Trên đây là những lưu ý khi cấy ghép Implant mà bạn cần biết. Nếu có câu hỏi khác liên quan, vui lòng gọi số 1900 6899 để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến

15:48:00 Add Comment

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha được các chuyên gia nha khoa hàng đầu tin dùng và được nhiều người ưa chuộng nhất bởi nhiều ưu điểm nổi trội. Ngày nay khi kỹ thuật nha khoa phát triển hiện đại, các mắc cài kim loại cũng ngày một nâng cao hơn. 


1. Niềng răng mắc cài kim loại là gì?

Đây là phương pháp thông qua các khí cụ mắc cài và dây cung được làm bằng chất liệu kim loại như inox, vàng hoặc bạc để tác động lực kéo, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn trên cung hàm.

Niềng răng bằng mắc cài kim loại được áp dụng để điều chỉnh các sai lệch như răng thưa, răng hô vẩu, răng móm, răng khấp khểnh…

2. Niềng răng mắc cài kim loại có những loại nào và Nieng rang tra gop o dau ?

Các loại niềng răng mắc cài kim loại

Nếu chia theo chất liệu mắc cài thì niềng răng mắc cài kim loại có 3 loại là mắc cài bằng inox, mắc cài bằng sứ và bằng bạc.

Còn nếu chia theo cấu tạo và tính năng thì mắc cài kim loại có 2 loại là mắc cài bình thường và mắc cài tự buộc. Trong đó mắc cài tự buộc thay thế dây thun bằng nắp trượt tự động, giữ dây cung trong rãnh mắc cài, giảm ma sát và đưa răng di chuyển nhanh chóng hơn mắc cài thông thường.

niềng răng bằng mắc cài kim loại tự đóng

Mắc cài kim loại tự buộc chắc chắn và cho hiệu quả nhanh chóng hơn

Có một cách phân chia các loại niềng răng bằng mắc cài kim loại nữa là chia theo hình thức điều trị. Lúc này chúng ta có hai loại là mắc cài mặt ngoài và mắc cài mặt trong. Mắc cài mặt ngoài tức là các khí cụ đều được gắn trên mặt ngoài của răng còn mắc cài mặt trong thì ngược lại, các khí cụ sẽ được chuyển vào mặt trong, đáp ứng nhu cầu chỉnh nha bí mật. Vì vậy phương pháp này còn được gọi là mắc cài bí mật, mắc cài mặt lưỡi.

3. Những ưu điểm và nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại và Niềng răng nong hàm 

Mỗi loại niềng răng sẽ có những đặc điểm, ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối ưu và vĩnh viễn, mắc cài kim loại cũng vậy.

Ưu điểm của niềng răng mắc cài kim loại

Loại niềng răng này có khả năng chịu lực tốt nên sẽ cho hiệu quả nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt chi phí của mắc cài kim loại thấp hơn nhiều so với các loại niềng răng khác mà kết quả vẫn không hề thua kém.

Nhược điểm của niềng răng mắc cài kim loại
>>Xem thêm: http://benhvienniengrang.com/nieng-rang-giup-mat-thon-gon-hon-khong/
Nhược điểm lớn nhất, khiến nhiều người e ngại nhất khi sử dụng mắc cài kim loại là khi gắn các mắc cài lên mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, lộ dấu hiệu chỉnh sửa. Đối với những người có đề cao thẩm mỹ hay công việc giao tiếp nhiều thường cân nhắc về vấn đề này.

Ngoài ra, mắc cài kim loại cũng dễ bung sút, gây ảnh hưởng đến các mô mềm, môi và má. Tuy nhiên nhược điểm này đã được khắc phục bởi công nghệ niềng răng mắc cài kim loại mới – mắc cài tự buộc. Thay vì sử dụng các thun buộc không chắc chắn của niềng răng mắc cài kim loại thường thì mắc cài tự buộc cố định dây cung trong rãnh mắc cài bằng nắp trượt tự động. Từ đó giảm ma sát lên răng, không gây bung tuột, đưa răng di chuyển nhanh chóng hơn và đảm bảo an toàn tuyệt đối.


Hàm răng trẻ bị mọc lệch vị trí

17:11:00 Add Comment
Hàm răng trẻ bị mọc lệch vị trí

Ở trẻ có các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng,v..v. những chuyện này tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến nụ cười của trẻ sau này. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học về chỉnh hình răng thì tình trạng răng mọc lệch, chen chúc không còn là điều đáng lo.

+ Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ là gì ?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc ở trẻ như:
– Do yếu tố di truyền ảnh hưởng, như cha mẹ có hàm răng hô, móm, xương hàm kém phát triển hay phát triển quá mức thì người con cũng sẽ thừa hưởng ít nhiều các đặc điểm đó từ cha mẹ. Chữa tủy răng cho bé http://chamsocrangtreem.vn/dieu-tri-tuy-rang-cho-tre/
– Bị mất răng sữa sớm: Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chổ để các răng ổn định có thể mọc đúng vị trí trên cung hàm. Khi răng sữa bị mất sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc,..v.v.

– Bên cạnh các yếu tố di truyền còn có một số thói quen xấu làm ảnh hưởng dẫn đến tình trạng răng trẻ bị mọc lệch http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-moc-lech/, chen chúc, hô, thưa, móm như: Mút tay, mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ..v.v….
+ Các dấu hiệu để nhận biết răng trẻ mọc lệch lạc là gì?
– Hàm trên chìa ra quá nhiều, nằm phủ bên ngoài hàm dưới
– Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm
– Khoảng hở giữa các răng quá nhiều
– Răng mới mọc có kích thước quá lớn, không đủ chổ nên mọc chen chúc trên cung hàm.
– Nhổ răng sữa quá sớm,..v..v..

Chỉnh hình răng được xem là phương pháp hiệu quả nhất để nắn chỉnh răng được ngay ngắn và đều đặn, Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như:

– Khí cụ cố định với các mắc cài và dây cung: Mắc cài sẽ được gắn chặt lên răng, nhờ vào tác động của dây cung để giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn.
– Khí cụ tháo lắp: Có tác dụng giúp hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha, đồng thời giúp trẻ có thể bỏ được một số tật xấu như mút tay, đẩy lưỡi,.v.v... Ngoài ra, thời điểm niềng răng cho trẻ là khi nào? http://chamsocrangtreem.vn/thoi-diem-nieng-rang-cho-tre/

Khi phát hiện các dấu hiệu răng trẻ mọc lệch, chen chúc, bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời. Việc nắn chỉnh răng trong giai đoạn này sẽ trở nên nhanh chóng vì xương hàm của trẻ đang phát triển, răng sẽ nhanh chóng đều đặn và ngay ngắn, ít tốn thời gian và chi phí hơn so với người lớn.