Hiển thị các bài đăng có nhãn nho-rang-sua. Hiển thị tất cả bài đăng

Cách nhổ răng sữa đúng thời điểm

17:20:00 Add Comment
Cách nhổ răng sữa đúng thời điểm


Nhiều bậc phụ huynh thường lơ là trong việc chăm sóc răng sữa cho bé. Thật ra đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến răng của bé sau này.



Cuộc đời răng sữa vốn rất ngắn, nhưng lại thường gặp phải những vấn đề buộc phải đình chỉ răng. Vậy phải làm sao để biết đúng thời điểm và có cách nhổ răng sữa đảm bảo tốt hơn cho trẻ?

1. Cách nho rang sua cho tre cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?

20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng trưởng thành. Nhưng bạn đừng nghĩ vì thế mà răng sữa không quan trọng. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng.

nho rang sua cho tre

Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Dưới mỗi một răng sữa sẽ có một mầm răng trưởng thành mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng sữa. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng trưởng thành trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.

Tuy nhiên, tiến trình thay thế này đôi khi không thuận lợi và buộc phải có những tác động bên ngoài để nhổ răng, và phải có cách nhổ răng sữa đúng và an toàn cho trẻ.

2. Khi nào buộc phải có cách nhổ răng sữa đúng lúc cho trẻ?

Theo đúng tiến trình thì ngay khi răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn đã trồi lên ngay phía dưới. Nhưng nhiều trường hợp răng sữa tuy đã lung lay cho thấy dấu hiệu của sự thay răng nhưng mãi vẫn không rụng đi. Nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho răng vĩnh mọc đúng. Khi đó phải có cách nhổ răng sữa thật đảm  bảo.

Khi răng trưởng thành đã nhú lên nhưng lại chệch khỏi chân răng sữa và răng sữa vẫn không tiêu rụng đi làm cản trở răng trưởng thành mọc đầy đủ. Nhổ răng sữa lúc này là cần thiết. Rang sau vo khắc phục cách nào?

3. Những sai lầm thường gặp trong cách nhổ răng sữa cho trẻ

+ Nhiều người thấy răng sữa lung lay là tác động nhổ ngay mà không biết rằng phía dưới chiếc răng trưởng thành chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng trưởng thành mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.

+ Trường hợp khác khi thấy răng trưởng thành mọc lệch là nhổ răng sữa vì nghĩ phải nhổ răng sữa thì răng trưởng thành  mới mọc thẳng được. Suy nghĩ này là sai lầm vì răng sữa dù nhổ đi, răng trưởng thành đã mọc lệch thì vẫn bị lệch.

+ Đa số các bậc phụ huynh đều tự tìm cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà bằng một vài phương pháp như dùng chỉ buộc răng, dùng tay nhổ răng, dùng vật gì đó kẹp vào răng rồi nhổ… điều này sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

4. Cách nhổ răng sữa thích hợp đúng thời điểm

Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng trưởng thành bị mọc lệch đến mức độ nào đó buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và tốt hơn.

Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng, ngay khi thấy dấu hiệu răng trẻ lung lay, bạn cên cho trẻ đi khám răng. Trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể được khám răng bình thường. Việc khám răng sớm cho trẻ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm của trẻ, giúp kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, hạn chế những rối loạn mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.

Trường hợp nếu buộc phải đình chỉ răng thì cần thực hiện theo cách nhổ răng sữa ở phòng nha. Tại Nha khoa, cách bác sĩ xử lý rất nhẹ nhàng, mát tay và được các bé hợp tác rất tốt.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng an toàn, không đau, không biến chứng, các bé sẽ không còn phải sợ hãi khi nghĩ đến việc nhổ răng. Hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại giúp bé dễ dàng trải qua một ca nhổ răng mà không cảm thấy đau đớn cũng không gặp phải nhiễm trùng, biến chứng.

Bạn có thể đến nha khoa uy tin tai tphcm để được tư vấn chi tiết.

Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

00:04:00 Add Comment

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên.
Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ


Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.
Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.

Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.
Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng
Chế độ ăn uống
Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...
Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.



Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:

Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.
Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.
Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Cần phải tránh cho trẻ dùng thuốc kháng viêm có nhân Corticoid như: Prednisone, Dexamethason,... không được dùng kháng sinh Tetracycline, Doxycillin vì sẽ làm răng dễ vỡ, bị vàng.

>> http://phauthuathamhomom.com