CÂU HỎI: Chào bác sĩ, em đang mang thai được tháng thứ 2 thì phát hiện thấy có chiếc răng khôn mọc lên, không biết trường hợp này em có nên nhổ bỏ hay là không? Cám ơn bác sĩ. (Khánh Như-Đà Nẵng).
***Bài viết hữu ích
>> Tác hại răng khôn mọc ngầm: http://nhorangkhon.net/tac-hai-cua-nho-rang-khon-moc-lech-va-moc-ngam/
>> Cách ăn uống hợp lý sau khi nhổ răng khôn: http://nhorangkhon.net/cham-soc-sau-nho-rang-khon-hieu-qua/
Trả lời:
Chào bạn Khánh Như!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Bà bầu mọc răng khôn có nên nhổ hay không của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành từ độ tuổi 18-25, do đó cũng có khá nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn mọc răng khôn. Về cơ bản thì răng khôn không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch bởi răng mọc sau cùng nên không đủ chỗ trên cung hàm. Chính hiện tượng răng khôn mọc lệch như vậy sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, cũng có khi răng khôn trong quá trình mọc trồi lên khỏi nướu gây sốt kéo dài. Do răng khôn nằm trong cùng do đó việc vệ sinh sẽ rất khó khăn, khi thức ăn đọng lại trên mặt nhai sẽ là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm nướu.
Bà bầu mọc răng khôn có nên nhổ hay không?
Với người khỏe mạnh bình thường thì nha sỹ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn nếu như chiếc răng này có khả năng gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì việc nhổ răng thường không được khuyến khích, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành và hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể. Do đó, bất kỳ tác động nào về răng miệng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Nhổ răng là một kỹ thuật khó trong nha khoa, đặc biệt là nhổ răng khôn, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây nên tình trạng đau nhức kéo dài hoặc biến chứng. Do đó, chúng tôi khuyên bạn trong thời gian thai kỳ cố gắng tránh tác động đến răng miệng, đặc biệt là nhổ răng. Nên cố gắng giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đúng cách ngày 2-3 lần. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng ngậm hàng ngày để giảm đau và chống viêm nhiễm.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh và nếu có sử dụng thì cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sỹ mà không được tự ý sử dụng thuốc bên ngoài. Tốt hơn hết, bạn nên đến trung tâm nha khoa có uy tín để được các nha sỹ thăm khám trực tiếp và hướng dẫn cách giảm đau cũng như chăm sóc răng miệng cụ thể.
mọc răng khôn khi mang thai có nên nhổ không?
Trả lời:
Chào bạn Khánh Như!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Bà bầu mọc răng khôn có nên nhổ hay không của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những người trưởng thành từ độ tuổi 18-25, do đó cũng có khá nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vẫn mọc răng khôn. Về cơ bản thì răng khôn không có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch bởi răng mọc sau cùng nên không đủ chỗ trên cung hàm. Chính hiện tượng răng khôn mọc lệch như vậy sẽ gây ra những cơn đau nhức dữ dội, cũng có khi răng khôn trong quá trình mọc trồi lên khỏi nướu gây sốt kéo dài. Do răng khôn nằm trong cùng do đó việc vệ sinh sẽ rất khó khăn, khi thức ăn đọng lại trên mặt nhai sẽ là môi trường cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng, viêm nướu.
Bà bầu mọc răng khôn có nên nhổ hay không?
Với người khỏe mạnh bình thường thì nha sỹ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn nếu như chiếc răng này có khả năng gây nên nhiều biến chứng cho sức khỏe. Tuy nhiên, đối với bà bầu thì việc nhổ răng thường không được khuyến khích, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn nhạy cảm, thai nhi đang có sự phát triển mạnh mẽ, hình thành và hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể. Do đó, bất kỳ tác động nào về răng miệng cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Nhổ răng là một kỹ thuật khó trong nha khoa, đặc biệt là nhổ răng khôn, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể gây nên tình trạng đau nhức kéo dài hoặc biến chứng. Do đó, chúng tôi khuyên bạn trong thời gian thai kỳ cố gắng tránh tác động đến răng miệng, đặc biệt là nhổ răng. Nên cố gắng giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đúng cách ngày 2-3 lần. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng ngậm hàng ngày để giảm đau và chống viêm nhiễm.
Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh và nếu có sử dụng thì cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sỹ mà không được tự ý sử dụng thuốc bên ngoài. Tốt hơn hết, bạn nên đến trung tâm nha khoa có uy tín để được các nha sỹ thăm khám trực tiếp và hướng dẫn cách giảm đau cũng như chăm sóc răng miệng cụ thể.
0 Nhận Xét