Hiển thị các bài đăng có nhãn sau-rang. Hiển thị tất cả bài đăng

Trẻ bị sâu răng và nguyên nhân có thể xảy ra

Vỹ Seo 17:00:00 Add Comment
Trẻ bị sâu răng và nguyên nhân có thể xảy ra

Trẻ em bị sâu răng sữa là do ăn quá nhiều đồ ngọt, chất đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng . Thức ăn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Rất nhiều bậc cha mẹ quan niệm rằng, trẻ nhỏ không cần phải chăm sóc răng miệng đúng cách, bởi răng sữa chỉ tồn tại vài năm sau đó sẽ được thay thế bằng những chiếc răng mới. Nên chế độ ăn uống cũng như vấn đề vệ sinh răng miệng không được chú trọng, những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trong khoang miệng tạo điều kiện thuận lợi sinh ra vi khuẩn tấn công, hình thành những lỗ sâu răng. Sâu răng ở trẻ em là gì? http://chamsocrangtreem.vn/sau-rang-o-tre-em-la-gi-va-nguyen-nhan-gay-ra-trinh-trang-nay/

Mức độ canxi hóa của răng chưa hoàn thiện, lớp men răng sữa còn mỏng nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Những bà mẹ ăn uống thiếu canxi khi mang thai thì sau này men răng của con cũng dễ bị yếu.

Ngoài ra, những yếu tố như bé bú bình, bé sinh mổ… cũng làm gia tăng tình trạng sâu răng sữa ở bé.

Nhiều cha mẹ nghĩ bệnh sâu răng không quan trọng vì sớm muộn gì những răng này cũng bị mất đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi:
Trẻ bị sâu răng và nguyên nhân có thể xảy ra
Trẻ bị sâu răng và nguyên nhân có thể xảy ra

Trẻ em bị sâu răng sữa nếu rụng quá sớm thì sau này, răng trưởng thành của bé có thể bị mọc lệch lạc, gây xô hoặc nghiêng hàm.
Ngoài ra, răng sữa cũng có tác dụng nhai thức ăn như răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa bị rụng sớm, khả năng nghiền nát thức ăn bị hạn chế khiến bé tiêu hóa kém.
Răng sữa cũng đóng vai trò trong việc giao tiếp, giúp bé phát ẩm chuẩn trong quá trình học nói, bé bị sâu răng sữa sẽ hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ cho bé. Trẻ 2 tuổi sâu răng http://chamsocrangtreem.vn/tre-2-tuoi-bi-sau-rang/

Vì nếu không chăm sóc răng miệng cho bé thật tốt, trẻ em bị sâu răng sữa sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình mọc răng bĩnh viễn về sau. Khi trẻ bị sâu răng sữa, có thể điều trị bằng một số biện pháp như sau:

Với những trường hợp răng sữa của bé mới chớm sâu: dùng thuốc chấm vào chỗ bị sâu, vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa có tác dụng giảm đau răng cho bé.

Nạo bỏ phần răng sâu, nhất là những lỗ sâu rộng, cần phải đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tiến hành loại bỏ phần sâu và khắc phục vết sâu bằng cách hàn trám lỗ sâu, chất liệu hàn trám che chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ
Trẻ em bị sâu răng sữa thường sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu khiến ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế các bậc cha mẹ nên phòng ngừa bệnh sâu răng cho bé bằng một vài biện pháp sau:

Khoảng thời gian thai nghén, mẹ nên dùng những loại đồ ăn có lợi cho men răng của bé sau này như các loại cua, cá, sò, ốc, tôm, sữa… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế căng thẳng, stress để tránh những nguy cơ lên bào thai như tật sứt môi, hở hàm ếch ở bé sơ sinh.

Ngay khi bé mới mọc răng sữa, mẹ có thể vệ sinh răng miệng cho con hằng ngày bằng gạc sạch nhúng vào nước muối ấm nhằm làm sạch những mảng bám thức ăn trên răng, hạn chế tình trạng trẻ em bị sâu răng sữa tốt nhất.

 Không nên cho bé ngậm bình sữa (hoặc bình nước hoa quả) khi bé nằm trên giường hoặc trên cũi. Các loại đường sữa sẽ phá hủy lớp men răng và gây sâu răng cho bé.

Hạn chế những loại đồ uống chứa đường sữa vào buổi tối. Với bé trên 1 tuổi, tốt nhất, bạn chỉ nên cho bé uống nước lọc trước giờ đi ngủ. Giảm đau bé bị sâu răng hàm http://chamsocrangtreem.vn/tre-bi-sau-rang-ham-phai-lam-gi-de-het-dau-nhuc/

Tránh cho bé thói quen ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng vì điều này sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tiếp xúc với răng lợi bé lâu hơn và gây nên hiện tượng sâu răng.

Nếu phát hiện bé có dấu hiệu sâu răng, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám. Trong trường hợp bị sâu ít, bác sĩ sẽ tiến hành cạo chỗ răng sâu và hàn lại răng cho bé. Trường hợp răng bé bị sâu nặng, bác sĩ sẽ phải nhổ răng đi.

Tạo điều kiện cho bé tắm nắng để chống còi xương, hạn chế xương hàm của bé kém phát triển và phòng tránh hiện tượng răng bé mọc lệnh, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Những biến chứng của bệnh sâu răng hàm

Vỹ Seo 10:01:00 Add Comment

Sâu răng rất phổ biến, đặc biệt là với răng hàm. Nếu răng hàm bị sâu mà không điều trị nhanh chóng, kịp thời sẽ gây những biến chứng ảnh hưởng đến cả hàm. Vì vậy cách phòng ngừa và cách điều trị sâu răng nói chung và sâu răng hàm nói riêng được thực hiện ra sao để có được hiệu quả cao nhất là điều được rất nhiều người quan tâm.

>> Bị sâu răng phải làm sao
>> Biểu hiện của răng sâu
>> Bà bầu bị đau răng

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là sự phá hủy của các mô răng thật (bao gồm cả ngà và men răng) dưới tác động của vi khuẩn và acid, gây phân hủy đồng thời phân rã liên kết cứng của ngà và men răng.

Răng hàm bị sâu

+ Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chính là do vệ sinh răng miệng không tốt, dẫn đến các tích tụ vi khuẩn trên bề mặt răng. Chất đường có trong mảng bám sẽ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát sinh và gây bệnh lý.

+ Dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm

Khi bị sâu răng, trên răng sẽ xuất hiện các lỗ đen nhỏ. Lỗ đen này sẽ rộng và sâu dần. Khác với sâu răng cửa thường xuất hiện ở cạnh cắn hai bên, đối với sâu răng hàm, thường bị sâu ở các rãnh trên mặt nhai trước sau đó là sâu ở rãnh mặt bên. Vì răng hàm thường có nhiều gờ rãnh hơn các răng mặt.

Do đó, nếu răng hàm bị sâu thì mặt rãnh mặt nhai sẽ đen trước tiên, sau đó vết sâu lan rộng, vỡ ra thành miếng lớn. Cũng có trường hợp các lỗ sâu này hình thành ở thân răng và tiến dần vào bên trong ngà răng và cuối cùng là tủy răng.

Sâu răng hàm và những biến chứng nguy hiểm

Sâu răng khởi nguồn là những vết sâu phá hủy mô răng nhưng nếu không được điều trị ngăn chặn và kiểm soát thì sẽ lan rộng xuống phía dưới. Dấu hiệu sâu răng hàm đầu tiên, mô răng sẽ bị phá hủy nặng, vỡ ra, cấu trúc của răng bị xâm lấn nghiêm trọng. Sau đó, ngà răng bị sâu và lan tới tủy răng. Khi tủy răng bị viêm, răng sẽ bị đau nhức rất dữ dội, có khi cơn đau buốt nhói lên tận óc.

Biến chứng của sâu răng hàm

Tủy răng viêm không được điều trị sẽ tiếp tục viêm tới chóp răng. Chóp răng bị viêm sẽ sinh ra ổ mủ dưới nướu và làm tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng tiêu, nướu viêm các dây chằng nha chu lỏng lẻo sẽ làm cho răng sâu vốn đã yếu càng bị lung lay nặng hơn.

Do đó, nguy cơ mất răng và viêm nướu – xương nghiêm trọng. Khi xương ổ răng bị viêm thì nguy cơ các răng kế cận bị viêm nhiễm và lung lay gãy rụng là điều không tránh khỏi. Đó là lý do nha sỹ thường khuyến cáo bệnh nhân nên điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm thì điều này lại càng quan trọng.

Trên đây là những điều mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về cách nhìn nhận dấu hiệu sâu răng hàm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ ngay tới nha khoa KIM để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.

Cẩn trọng khi dùng Fluor chống sâu răng toàn diện

Vỹ Seo 11:55:00 Add Comment
Cẩn trọng khi dùng Fluor chống sâu răng toàn diện

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Fluor trong sự phát triển và duy trì độ chắc khỏe của răng trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ dùng càng nhiều Fluor càng tốt thì hoàn toàn sai lầm. Khi không dùng đúng cách và đúng liều lượng, rất có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc Fluor rất nguy hiểm. Vậy dùng Fluor chống sâu răng thế nào là đúng cách?

Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 7
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 9
Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 12


1. Tác dụng cơ bản của Fluor chống sâu răng
Trước hết, Fluor tham gia vào quá trình phát triển của răng, là một trong những thành phần tạo nên ngà răng và men răng. Nhờ có sự hiện diện của Fluor mà răng có thể bền vững và được bảo vệ trước sự tấn công của các tác nhân gây nên bệnh sâu răng. Theo các chuyên gia nha khoa, Fluor có ảnh hưởng đến sự điều hòa chuyển hóa canxi và photpho. Nếu thiếu thành phần này sẽ dẫn đến tình trạng loãng xương.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng lượng Fluor ở những chiếc răng sâu, đặc biệt là trong men răng thấp hơn đáng kể so với mức bình thường. Người ta cũng nghiên cứu những chiếc răng vệ sinh bằng nước có nồng độ Fluor thấp hơn 0,5mg/l sẽ dễ bị sâu răng hơn những chiếc răng được vệ sinh hàng ngày bằng nước có nồng độ trên mức này.

Fluor còn là cơ sở để làm nảy sinh quá trình tái khoáng men răng, giúp tăng độ cứng chắc và khả năng tự bảo vệ của men răng. Do đó, có thể nói, bổ sung Fluor chống sâu răng mỗi ngày chính là cách tốt nhất để không những phòng ngừa loại bệnh này mà còn giúp cho răng chắc khỏe hơn.

2. Cẩn trọng khi dùng Fluor chống sâu răng
Fluor tốt cho cơ thể nhưng không phải cứ dùng càng nhiều càng tốt. Trái lại, nếu dùng vượt quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc Fluor rất nguy hiểm.

Mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất qua thức ăn sau đây như: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Fluor chính là chất khoáng vi lượng nằm trong nhóm chất khoáng. Như vậy, ngoài Fluor cơ thể còn cần nhiều nhóm chất khoáng vi lượng khác. Tất cả chúng đều chỉ là vi lượng có tỷ lệ rất nhỏ. Fluor cũng vậy, thậm chí còn nhỏ hơn và chỉ được tính bằng miligam.

Mỗi độ tuổi sẽ có giới hạn dùng Fluor riêng. Với trẻ từ 1 -3 tuổi chỉ cần 0,7mg/ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi cần 1mg/ngày, trẻ từ 9 tuổi trở lên và người trưởng thành cần 2 – 4 mg/ngày.

Khi nồng độ Fluor sử dụng hàng ngày cao hơn mức giới hạn này, sẽ có thể dẫn đến ngộ độc Fluor, đặc biệt là ở trẻ em dưới 9 tuổi. Bởi vậy, cần cẩn trọng khi cho trẻ bổ sung Fluor chống sâu răng, nên lưu ý đặc biệt trong khi lựa chọn các loại kem chải răng hàng ngày.

Như vậy, dù thiếu hay thừa Fluor cũng đều không tốt cho răng miệng, do đó cần chú ý sử dụng đúng cách và đúng liều lượng. Đặc biệt đối với chăm sóc răng miệng và bổ sung Fluor cho trẻ nhỏ, nếu bạn không tự tin có thể liên hệ các bác sỹ sẽ hỗ trợ tư vấn tỉ mỉ và tận tình nhất cho bạn.