Phương pháp phủ composite cho răng sứt

Vỹ Seo 12:39:00 Add Comment

Composite là một loại chất liệu tổng hợp, đã được sử dụng từ những năm đầu thập niên 90 cho ngành nha khoa. Khi đó, nó được coi là một giải pháp khá hữu ích đối với những người bị vỡ, mẻ hoặc sứt răng.


Những đặc tính tương đồng của composite với răng khiến nó trở thành một chất liệu được lựa chọn hàng đầu cho việc khôi phục lại những chiếc răng không còn hoàn hảo nữa. Composite có màu sắc gần giống với màu răng, có khả năng chống mòn, có độ nén chịu lực tương đối tốt. Đặc biệt là, composite rất an toàn với cơ thể, các nghiên cứu phân tích đều cho thấy nó là dạng chất không độc hại đối với sức khỏe con người.

Xem thêm

Khi sử dụng trong nha khoa, composite tỏ ra ưu thế hơn các chất liệu trám khác bởi một loạt những ưu điểm đáng kể. Với composite, nha sỹ có thể kiểm soát và làm chủ được khi thao tác trám bít để phục hình. Do vậy, rút ngắn được thời gian thao tác, dươi nhiệt độ thường. 

Nó tồn tại ở dạng monomer, dẻo, được đóng gói trong các dụng cụ nhỏ, khi sử dụng dễ tạo hình theo nhiều kiểu khác nhau nên rất linh hoạt. Sau đó, composite sẽ được cứng hóa nhờ đèn chiếu Halogen với phản ứng quang trùng hợp từ ánh sáng chiếu. Thời gian để cứng hóa tạo hình composite cho răng rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài chục giây là hoàn thiện.
Cách thức trám bằng composite



Quy trình trám răng bằng composite diễn ra nhanh chóng với các bước chủ yếu sau:

Bác sỹ tiến hành bỏ bớt men răng phí trước khoảng 1 – 1,5mm bằng dụng cụ mài răng chuyên dung. Sau đó tạo độ nhám cho bề mặt vừa được mài để gia tăng độ bám dính cho compsite khi phủ lên trên. Đồng thời phủ một lớp Bonding đi kèm với sản phẩm để làm tăng độ lưu giữ chất trám vào sâu trong nhà răng. Việc phủ các lớp comppsite phía ngoài được thực hiện đồng thời với thao tác tạo hình, đặc biệt là với lớp phủ ngoài cùng. Sau khi đã tại tạo được hình thể răng chuẩn mới tiến hành làm bóng mặt răng và chiếu sáng để làm cứng hóa composite.
Trường hợp nào áp dụng trám composite?

Với các tổn thương nhỏ và nông trên mặt răng, khe hở nhỏ giữa các răng, các lỗ sâu ở mặt nhai, mặt bên hay các thương tổn răng cửa do kháng sinh gây ra, những chân thương nhẹ làm sứt răng với tỷ lệ nhỏ, bệnh mòn cổ răng,… đều có thể được chỉ định trám composite.

Có nghĩa là composite chỉ thích hợp để trám bít những vết sứt nhỏ trên răng mà có thể tạo hình được trở về hình dạng ban đầu. Những trường hợp vết sứt, vỡ lớn thường khó có thể trám composite thành công và duy trì được lâu, khi đó phải chỉ định phương pháp khác để phục hình.
Những lưu ý khi trám răng bằng composite

Comppsite có độ giãn nở do nhiệt khác với men răng, nên ít nhiều không có sự tương đồng với răng về các tính chất cảm nhiệt và lực tác động. Do đó, nên kiêng những thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, vì chúng có thể gây ra sự thay đổi thể tích của composite và men răng ở các mức độ khác nhai khiến composite trượt lệch và rời ra khỏi răng dẫn đến tình trạng bong chất liệu trám thường gặp ở nhiều người.

Với chất liệu trám composite, chỉ được áp dụng cho những trường hợp sứt mẻ nhẹ và khi khách hàng muốn tiết kiệm chi phí. Bác sỹ tại Nha khoa khuyên khi phục hình bằng phương pháp này, bạn phải đặc biệt giữ gìn, và sau một khoảng thời gian nên đi kiểm tra lại để xác định có cần phải trám lại không, vì “tuổi thọ” của composite chri duy trì được khảong 2 – 3 năm. Để biết thêm thông tin về phương pháp này, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được bác sỹ tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Ăn uống thế nào để không sâu răng?

Vỹ Seo 13:32:00 Add Comment

Nhiều nghiên cứu cho thấy có 3 yếu tố gây bệnh sâu răng là: vi khuẩn, chất đường và thời gian mà vi khuẩn và chất đường bám dính ở răng. Vi khuẩn gây sâu răng trú ẩn ở lớp mảng bám răng. Đường có trong thức ăn - uống. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 phút - 1 giờ sau khi ăn. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành các mảng bám răng, chúng làm lên men đường tạo ra acid, ăn mòn các chất vô cơ ở men răng và ngà răng gây ra sâu răng.

Răng còn bị ăn mòn bởi môi trường acid trong miệng, trong đó mô cứng của răng bị ăn mòn hoá học từ bề mặt răng do các acid ngoại sinh hoặc nội sinh với một quá trình không có mặt của vi khuẩn. Các acid ngoại sinh trong chế độ ăn bao gồm acid citric, acid phospholic, acid ascorbic, acid malic, acid tartaric, acid carbonic đã được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và nước ép trái cây, đồ uống có ga và dấm.

Xem thêm

Sự ăn mòn trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phá huỷ toàn bộ răng. Các nghiên cứu đã cho thấy thường xuyên uống nước ép hoa quả, đồ uống có ga (kể cả đồ uống thể thao), dưa chua (có dấm), các loại trái cây giống cam quýt và quả mọng thì sự ăn mòn răng tăng.

Những thực phẩm giúp hạn chế sâu răng


Để phòng ngừa sâu răng, chúng ta nên ăn uống theo những khuyến cáo sau đây: chỉ ăn đường dưới 500g/người/tháng sẽ giảm đáng kể nguy cơ sâu răng. Chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu răng. Các loại ít ngọt tuy bị vi khuẩn trong miệng chuyển hoá nhưng với tốc độ rất chậm nên có thể xem là an toàn. Tương lai, thuốc dùng cho trẻ em cũng dùng các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ sâu răng cho trẻ.



Dùng nguồn thức ăn giàu canxi, vitamin D: Có trong sữa, rau lá xanh, cá, phomat, hạt đậu khô... giúp chống rụng răng và loãng xương ở người lớn tuổi. Mặc dù ở nước ta, thói quen ăn phomat chưa phổ biến nhưng đây là nguồn giàu chất canxi, khi ăn phomat, canxi sẽ được giải phóng, bám vào bề mặt răng và có tác dụng phục hồi bề mặt răng chống lại sự tấn công của acid gần như ngay lập tức.

Tinh bột: Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tinh bột có ít nguy cơ gây sâu răng. Những người có chế độ ăn nhiều tinh bột/ít các đường nói chung có mức sâu răng thấp, trong khi những người tiêu thụ các chế độ ăn ít tinh bột/nhiều đường có mức sâu răng cao. Tinh bột được nấu chín có tính gây sâu răng bằng 1/3 hoặc 1/2 khả năng gây sâu răng của saccarose.

Thức ăn tinh bột trắng (bột loại bỏ nhiều lớp vỏ bám bên ngoài của hạt ngũ cốc) thì làm cho đường và acid bám chắc vào răng. Vì thế, trong bữa ăn hàng ngày, ta nên xen kẽ các thức ăn tinh, thô với các thức ăn có nhiều chất xơ (xenlulose) sẽ làm cho răng chắc khoẻ và sạch răng.

Rau quả: Ăn những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng và góp phần tái khoáng hóa men răng, ngăn ngừa sâu răng. Ăn những loại thực phẩm không gây hại cho răng: như dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, củ cải, cà rốt, dưa gang, rau diếp... giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi, chỉ nên ăn 200g/bữa nếu ăn nhiều sẽ gây táo bón, khi ăn nên nhai kỹ.

Loại thực phẩm không tốt cho răng: như chuối, chà là, nho, cà chua, quả vả, sung, táo ngọt, quả lựu, cam, quýt, quất, me chua... do chứa nhiều carbohydrate nhưng cũng không nên đoạn tuyệt vì chúng cũng có nhiều yếu tố có lợi cho răng miệng như làm sạch và chứa florua.

Tác hại từ tật nghiến răng

Vỹ Seo 13:02:00 Add Comment

Nghiến răng là một tình trạng bệnh lý rất bình thường và nó không gây nguy hiểm trực tiếp ngay mà về lâu dài thói quen này sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe răng miệng. Đây là một thói quen xấu thường diễn ra khi người bệnh đã chìm sâu vào giấc ngủ vì thế họ rất khó tự nhận biết được mình bị mắc bệnh, chỉ đến khi người ngủ cùng phát hiện và thông báo lại thì họ mới biết. 

Tật nghiến răng xuất hiện ở nhiều người và nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng thì có rất nhiều nhưng chính yếu vẫn là do stress, căng thẳng hoặc do di truyền. Mọi người thường không quan tâm và để ý tới căn bệnh này cho tới khi nó xuất hiện những triệu chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và gây ảnh hưởng tới người khác. Sau đây là một số nguy hiểm khôn lường từ tật nghiến răng khi ngủ nha khoa giới thiệu mà bạn không ngờ tới.

Xem thêm
http://matdanrangsuveneer.com/phau-thuat-chinh-ham-co-dau-khong.html

Những nguy hiểm khôn lường từ tật nghiến răng khi ngủ.

♦ Nghiến răng khi ngủ về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe

Bệnh nghiến răng tưởng chừng chỉ là một thói quen bình thường nhưng thực chất nó tiềm ẩn những nguy hại khôn lường. Về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh gây ra những triệu chứng như đau nhức đầu, đau nhức hàm và mạch thái dương. Làm người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cuộc sống đời thường.



♦ Nghiến răng gây tình trạng mòn răng, men răng bị tổn thương

Khi tình trạng nghiến răng kéo dài sẽ gây nên những tổn thương nhất định cho sức khỏe răng miệng. Khi nghiến răng, bệnh nhân sẽ siết một lực lớn từ khung hàm, tạo lực lên hàm răng và làm cho răng hàm trên xiết chặt răng hàm dưới gây ra những tiếng động kèn kẹt ( tiếng động này to hay nhỏ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Về lâu dài, tình trạng này sẽ làm mòn mặt nhai, khi mặt nhai bị mòn nó sẽ gây ảnh hưởng tới lớp men răng, làm men răng bị mỏng đi và gây ra những cơn đau ê buốt.

Nghiến răng còn làm cho bệnh nhân bị mỏi cơ hàm, đau khớp thái dương và gây ra những triệu chứng khác nữa mà bạn chưa biết.

♦ Nghiến răng làm ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của người nằm bên cạnh.

Nếu bạn ngủ 1 mình thì sẽ không ảnh hưởng tới ai. Nhưng nếu bạn ngủ chung với bạn đời hoặc người thân thì tình trạng bệnh của bạn sẽ gây ảnh hưởng tới người bên cạnh. Khi bạn nghiến răng bạn sẽ không thể nghe thấy nhưng tiếng động kèn kẹt từ trong miệng bạn phát ra sẽ làm người khác thức giấc, và rất khó ngủ lại được về lâu dài có thể trở thành nỗi ám ảnh của họ. Điều này làm họ mất ngủ và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bên cạnh.

Để hạn chế được những nguy hiểm khôn lường từ tật nghiến răng khi ngủ thì bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám, xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh và từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Nên hạn chế lấy tủy răng không ?

Vỹ Seo 11:38:00 Add Comment

Nguồn sống của răng chính là tủy răng. Nhờ nó mà nước và các dưỡng chất cần thiết mới được cung cấp cho răng, giúp răng phát triển và duy trì sức khỏe. Chính thế nên hạn chế lấy tủy răng nhiều nhất có thể.

Nguồn sống của răng chính là tủy răng. Nhờ nó mà nước và các dưỡng chất cần thiết mới được cung cấp cho răng, giúp răng phát triển và duy trì sức khỏe. Chính thế nên hạn chế lấy tủy răng nhiều nhất có thể.

Xem thêm
http://bacsiranghammat.org/dieu-tri-mom-ho-co-chan-rang-nhanh-chong-hieu-qua/

Sau khi lấy tủy răng, răng sẽ không còn được chắc chắn như trước, rất dễ vỡ, gãy và cần hạn chế ăn những đồ cứng.

Răng mất tủy giống như cây mất rễ, khô, giòn và dần dần sẽ chết hẳn trong khoảng thời gian 8-10 năm.



Tuy nhiên với răng mất tủy, bạn có thể duy trì nó trong khoảng 15-25 năm nếu biết cách chăm sóc đúng cách. Dù sao thì vẫn sẽ rất vất vả và phiền phức cho bạn sau này.

Bởi thế trong nhiều trường hợp, các bác sỹ luôn khuyên là không nên lấy tủy vì ảnh hưởng tới hàm răng sau này.

Các điều trị nha khoa không cần thiết phải lấy tủy:
Răng bị sâu nhẹ, không quá đau nhức
Răng vỡ, mẻ, sâu nhưng chưa lộ tủy
Phục hình thẩm mỹ: răng thưa, răng sậm, giảm hô/móm,… mà không cần chỉnh hình răng nhiều.

Một số dấu hiệu cần điều trị tủy răng:
Bị đau nhức, đặc biệt là khi nhai
Nhạy cảm với thức ăn lạnh, nóng
Sâu răng nặng
Răng bị nhiễm trùng
Trường hợp cần phục hình răng nhiều khi răng hô, móm,…


Hiện nay với khoa học kĩ thuật hiện đại, răng sau khi chữa tủy mà được bọc mão răng sứ sẽ phục hồi được 80% độ bền. Ngoài ra độ bền của răng sứ cũng phụ thuộc vào chất lượng của mão răng sứ, cùi răng sứ sau khi được mài trong quá trình điều trị.

Cấy răng implant 4s tốn nhiều thời gian không?

Vỹ Seo 21:46:00 Add Comment
Cấy răng implant 4s tốn nhiều thời gian không?
Với phương pháp cấy răng implant 4s mới, thời gian thực hiện được rút ngắn lại nhiều. Nhưng bạn có biết chính xác mất bao lâu để cấy răng implant 4s không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Trồng răng giả mất thời gian bao lâu phụ thuộc vào tình trạng răng miệng 

Sau khi mất răng, nếu xương hàm còn tốt, đủ độ dày và kích thước, không có các vấn đề về khớp cắn thì có thể tiến hành trồng răng bình thường theo quy trình cấy ghép Implant 4S: cấy trụ, chờ đợi thời gian tích xương và tiến hành lắp răng sứ lên trên.

Cũng có khá nhiều trường hợp do tình trạng mất răng lâu ngày hay do bệnh lý gây nên, một phần xương hàm đã bị tiêu dần thì cần có thêm một công đoạn là ghép xương.
→ Bài viết xem nhiều: Cấy ghép răng implant có đau không? : http://cayrangimplant.com.vn/cam-ghep-implant-co-dau-khong/

Ghép xương được thực hiện với những người xương hàm không đủ thể tích để có thể làm trụ đỡ cho Implant. Nếu phần xương hàm thiếu thì việc cấy ghép thực hiện sẽ không thể thành công tức là implant sẽ bị đào thải và không thể tích hợp được vào xương hàm.

Trồng răng giả mất thời gian bao lâu để hoàn thành nhanh nhất?

Xương dùng để ghép sẽ được lấy từ các vị trí trên cơ thể như xương cằm, xương chậu hoặc dùng xương nhân tạo và thời gian để xương tích hợp trên cung hàm một cách hoàn toàn cũng cần tới khoảng 6-9 tháng.

2. Trồng răng giả mất thời gian bao lâu phụ thuộc vào quy trình có chuẩn không?

Trồng răng giả mất thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương hàm của bạn. Sau khi thăm khám và chụp X-quang, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn thời gian dự liệu một cách tương đối chính xác để hoàn thành quy trình. Thông thường, quy trìnhtrồng răng Implant sẽ trải qua 2 giai đoạn và mất khoảng 3-6 tháng để tích hợp hoàn toàn.

+ Giai đoạn 1: Cấy trụ Titan xuống xương hàm

Sau khi thăm khám cụ thể, răng miệng không mắc các bệnh lý và đủ các điều kiện cho phép thì bác sĩ sẽ thực hiện cắm trụ Implant vào xương hàm. Việc cấy trụ xuống xương hàm diễn ra khá nhanh chóng, nếu bác sĩ có chuyên môn giỏi và hệ thống trang thiết bị tốt thì chỉ khoảng 15-30 phút để hoàn thành nhưng quan trọng là thời gian trụ này tích hợp vào xương hàm.

Trồng răng giả mất thời gian bao lâu sẽ phụ thuộc vào quy trình thực hiện có đạt chuẩn hay không

Đối với trường hợp xương hàm bị tiêu nhiều thì việc trước tiên cần phải ghép xương. Thời gian ghép xương nhân tạo sẽ mất một vài giờ. Tuy nhiên, để phần xương này tích hợp vào với xương thật và đủ điều kiện cho việc cấy trụ thì cần thời gian khá lâu, điều này có thể ảnh hưởng đến tiến trình cấy ghép Implant và mất nhiều thời gian hơn.

+ Giai đoạn 2: Thời gian tích hợp trụ implant và lắp răng sứ

Thời gian để trụ Implant tích hợp vào với xương hàm sẽ mất khoảng 3-5 tháng, sau đó răng sứ sẽ được lắp lên trên phần trụ đóng vai trò là thân răng. Việc lắp răng sứ diễn ra khá nhanh, chỉ mất 2 buổi hẹn với bác sĩ qua quy trình: lấy dấu răng giả – chế tạo răng sứ và thử sườn, lắp răng sứ. Trước đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về các loại răng sứ để có sự lựa chọn phù hợp nhất.

Sau khi cấy ghép Implant, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường và có thể nghỉ ngơi 1-2 ngày. Tuy nhiên, khi ăn uống nên chú ý sử dụng những thức ăn lỏng, dễ nuốt, hạn chế những thức ăn cứng, dai có thể tác động đến phần răng vừa ghép răng giả.

Tình trạng đau nhức cũng có thể kéo dài một ít ngày trong suốt quá trình phục hồi và tích hợp implant với xương hàm nhưng bạn hoàn toàn không phải lo lắng nhiều. Có thể dùng thuốc hoặc thực hiện một số biện pháp giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
→ Xem nhiều trong tuần: Nha khoa nào tốt nhất ở Hà Nội? : http://cayrangimplant.com.vn/nha-khoa-nao-tot-nhat-o-ha-noi/

Cấy ghép Implant thường mất một vài tháng để ăn nhai bình thường

Cấy ghép Implant là một trong những kỹ thuật khó trong nha khoa, do đó đòi hỏi bác sĩ cần có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, thực hiện chính xác, hạn chế tất cả những biến chứng có thể xảy ra. Lựa chọn một địa chỉ trồng răng uy tín với công nghệ tốt sẽ có ý nghĩa quyết định đến chất lượng phục hình với Implant.

Công nghệ cấy ghép Implant 4S hiện được đánh giá là giải pháp hoàn hảo nhất trong việc trồng răng giả. Đây là kỹ thuật cấy ghép răng implant hàng đầu hiện nay được Hiệp hội nha khoa Pháp chứng nhận về chất lượng, mang lại hiệu quả cấy ghép Implant tốt nhất và đã được chuyển giao trực tiếp cho Nha khoa Kim.

– Công nghệ mới giúp tăng cường sự tích hợp của trụ implant vào xương hàm, giúp rút ngắn thời gian trồng răng một cách tối đa. Thao tác cấy trụ Implant chỉ mất 15-30 phút với bác sỹ giàu kinh nghiệm và chỉ sau 4-5 tuần, việc phục hình cho răng có thể hoàn thành. Thân răng sứ chế tạo tại Labo ngay trong ngày giúp giảm bớt số lần tái khám cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Implant 4S – công nghệ trồng răng giả hoàn hảo, hiệu quả cao. Lưu ý hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

– Với Implant 4S, bạn hoàn toàn có thể yên tâm cấy ghép implant 4S không gây ê nhức nhiều khi trụ Implant được cấy trực tiếp xuống xương hàm thông qua máy khoan xương thông minh mà không cần phải tách nướu quá nhiều, do đó thời gian lành thương sau khi cấy ghép cũng diễn ra nhanh hơn.

Đã có hàng trăm trường hợp cấy ghép Implant được thực hiện thành công tại Nha khoa Kim và nhận được sự phản hồi hài lòng của các khách hàng.

Trên đây là những điều chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về trồng răng giả mất thời gian bao lâu. Còn điều gì băn khoăn về cấy răng implant hãy liên hệ với chúng tôi nhé, số hotline 19006899, đừng ngần ngại, bạn sẽ được tư vấn cụ thể và tận tình nhất.

→ Không nên bỏ qua: Trồng răng thẩm mỹ an toàn, hiệu quả cho người mất răng 2017 : http://cayrangimplant.com.vn/giai-phap-trong-rang-cho-truong-hop-mat-rang/