Nhiều bậc phụ huynh thường lơ là trong việc chăm sóc răng sữa cho bé. Thật ra đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến răng của bé sau này.
Cuộc đời răng sữa vốn rất ngắn, nhưng lại thường gặp phải những vấn đề buộc phải đình chỉ răng. Vậy phải làm sao để biết đúng thời điểm và có cách nhổ răng sữa đảm bảo tốt hơn cho trẻ?
1. Cách
nho rang sua cho tre cần dựa vào quy luật thay răng cụ thể?
20 răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ trẻ bú mẹ (dưới 30 tháng tuổi). Những chiếc răng này rồi sẽ lần lượt được thay thế bằng răng trưởng thành. Nhưng bạn đừng nghĩ vì thế mà răng sữa không quan trọng. Nó chính là “bộ nhá” đầu tiên cho trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Răng sữa còn giúp cho xương hàm phát triển bình thường trong thời gian đầu nhờ động tác ăn nhai nhẹ nhàng. Răng sữa còn giúp trẻ phát âm bình thường không bị ngọng.
Răng sữa đến lúc bị thay thế sẽ tự động rụng đi theo một quy luật rất đặc biệt. Dưới mỗi một răng sữa sẽ có một mầm răng trưởng thành mọc thẳng lên làm tiêu dần chân răng sữa. Khi chân tiêu hết thân răng bên trên sẽ rụng đi và chiếc răng trưởng thành trồi lên kịp thời. Đó là sự thay thế răng sữa đúng lúc.
Tuy nhiên, tiến trình thay thế này đôi khi không thuận lợi và buộc phải có những tác động bên ngoài để nhổ răng, và phải có cách nhổ răng sữa đúng và an toàn cho trẻ.
2. Khi nào buộc phải có cách nhổ răng sữa đúng lúc cho trẻ?
Theo đúng tiến trình thì ngay khi răng sữa rụng đi, răng vĩnh viễn đã trồi lên ngay phía dưới. Nhưng nhiều trường hợp răng sữa tuy đã lung lay cho thấy dấu hiệu của sự thay răng nhưng mãi vẫn không rụng đi. Nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa cho răng vĩnh mọc đúng. Khi đó phải có cách nhổ răng sữa thật đảm bảo.
Khi răng trưởng thành đã nhú lên nhưng lại chệch khỏi chân răng sữa và răng sữa vẫn không tiêu rụng đi làm cản trở răng trưởng thành mọc đầy đủ. Nhổ răng sữa lúc này là cần thiết.
Rang sau vo khắc phục cách nào?
3. Những sai lầm thường gặp trong cách nhổ răng sữa cho trẻ
+ Nhiều người thấy răng sữa lung lay là tác động nhổ ngay mà không biết rằng phía dưới chiếc răng trưởng thành chưa kịp mọc. Điều này nguy hiểm ở chỗ, nếu răng sữa bị nhổ sớm, phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng chắc lại. Về sau khi răng trưởng thành mọc lên khó khăn và gây đau cho trẻ.
+ Trường hợp khác khi thấy răng trưởng thành mọc lệch là nhổ răng sữa vì nghĩ phải nhổ răng sữa thì răng trưởng thành mới mọc thẳng được. Suy nghĩ này là sai lầm vì răng sữa dù nhổ đi, răng trưởng thành đã mọc lệch thì vẫn bị lệch.
+ Đa số các bậc phụ huynh đều tự tìm cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà bằng một vài phương pháp như dùng chỉ buộc răng, dùng tay nhổ răng, dùng vật gì đó kẹp vào răng rồi nhổ… điều này sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
4. Cách nhổ răng sữa thích hợp đúng thời điểm
Nếu trường hợp răng sữa lung lay tự rụng thì bạn không cần phải tác động gì thêm. Nhưng nếu răng lung lay lâu không rụng hoặc răng trưởng thành bị mọc lệch đến mức độ nào đó buộc phải can thiệp nhổ răng sữa cho trẻ thì nên đến nha sỹ. Trẻ sẽ được chụp phim để nhận biết tình trạng răng, khi đó mới xác định được lúc nào nên nhổ răng để đảm bảo cho răng trưởng thành mọc đầy đủ và tốt hơn.
Các chuyên gia nha khoa khuyên rằng, ngay khi thấy dấu hiệu răng trẻ lung lay, bạn cên cho trẻ đi khám răng. Trẻ từ 18 tháng tuổi đã có thể được khám răng bình thường. Việc khám răng sớm cho trẻ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng và phát triển cấu tạo hàm của trẻ, giúp kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, hạn chế những rối loạn mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.
Trường hợp nếu buộc phải đình chỉ răng thì cần thực hiện theo cách nhổ răng sữa ở phòng nha. Tại Nha khoa, cách bác sĩ xử lý rất nhẹ nhàng, mát tay và được các bé hợp tác rất tốt.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ của công nghệ nhổ răng an toàn, không đau, không biến chứng, các bé sẽ không còn phải sợ hãi khi nghĩ đến việc nhổ răng. Hệ thống gây tê và khử trùng hiện đại giúp bé dễ dàng trải qua một ca nhổ răng mà không cảm thấy đau đớn cũng không gặp phải nhiễm trùng, biến chứng.