Viêm tủy răng – Điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Vỹ Seo 20:46:00 Add Comment

Khi trẻ gặp các bệnh lý về viêm tủy răng sữa các bậc phụ huynh thường khá chủ quan và cho rằng sau một thời gian bệnh sẽ tự khỏi nên gây ra những hậu quả nghiêm trọng răng miệng của trẻ.



Trên thực tế một số bệnh lý về tủy răng sữa nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng và để lại hậu quả đáng tiếc về sau. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng đặc biệt là cách điều trị tủy răng ở trẻ sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị cho mình những kiến thức bổ ích để đề phòng bệnh một cách tốt nhất.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là gì?

Tủy răng là một bộ phận nằm trong cùng của răng, bao gồm tủy buồng và hệ thống ống tủy, có chức năng dẫn truyền thần kinh và nuôi dưỡng răng.

Bệnh viêm tủy răng hiện nay thường xảy ra rất phổ biến ở lứa tuổi trẻ em do những viêm nhiễm quanh răng gây ra. Bệnh viêm tủy diễn biến qua 3 giai đoạn: viêm tủy có hồi phục; viêm tủy không hồi phục và hoại tử tủy.


Nguyên nhân của bệnh viêm tủy răng ở trẻ là gì?

Trẻ bị viêm tủy răng thông thường là do nguyên nhân sâu răng, không được điều trị sớm, tình trạng sâu răng trầm trọng hơn. Lúc đó sẽ biến chứng sang viêm tủy răng, vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công vào tủy đi qua ống ngà được gọi là sâu ngà hoặc đi qua lỗ chân răng được gọi là bệnh nha chu.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là do chấn thương. Nghĩa là trẻ bị thương gây tổn hại đến răng như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng.

Viêm tủy răng ở trẻ em để lại biến chứng gì?

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như viêm tủy cấp, sau đó sẽ hoại tử dần tủy răng dẫn đến viêm mãn tủy, làm chết tủy và thối tủy.

Mặt khác những hoại tử của tủy răng nếu không được thải ra ngoài dễ gây nên các bệnh lý khác như viêm tổ chức liên kết, viêm xương hàm hoặc tụ lại ở chân răng gây ra u hạt, nang chân răng…

Biến chứng nặng nhất mà viêm tủy có thể gây ra là trẻ bị mất răng, nếu răng của bé được nhổ quá sớm cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thay răng vĩnh viễn hay sức khỏe răng miệng về sau.

Cách điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em.

Với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện nay, việc điều trị tủy răng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ cũng là một trong những kỹ thuật phức tạp, mất thời gian, và đòi hỏi bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Với những trường hợp viêm tủy nhưng chân răng vẫn khỏe, bác sĩ thực hiện lấy đi những mô tủy bị tổn thương để bảo tồn tủy chân răng chưa bị nhiễm trùng. Sau đó sẽ trám bít lại ống tủy và răng sâu, kéo dài tuổi thọ cho răng của bé.


Xuyên suốt việc điều trị bệnh viêm tủy răng ở trẻ em là cần thiết phải giữ lại tủy, giữ răng sữa không phải nhổ sớm. Bởi vì, răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị nhổ sớm, lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Sau này, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và có thể sẽ mọc lệch.Vì thế khi trẻ bị viêm tủy, nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện nha khoa uy tín để điều trị sớm cho trẻ, phòng các biến chứng nguy hiểm khác gây hại cho răng và sức khỏe của bé về sau.

Có nên trám răng bằng chì không?

Vỹ Seo 16:50:00 Add Comment
Có nên trám răng bằng chì không?

Khi gặp phải các trường hợp răng bị sứt mẻ hoặc mòn cổ chân răng thì trám răng phương pháp tối ưu giúp phục hình răng. Tuy nhiên một số người thường hay thắc mắc có nên trám răng bằng chì hay không ?



Trám răng là gì ?

Trám răng là một phương pháp điều trị thông thường trong nha khoa, sử dụng vật liệu để trám lại lỗ sâu hoặc các nơi răng bị hư tổn mà không hề gây cho bạn cảm giác đau hay khó chịu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp nên áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ sau đây:

– Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.

– Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid .

– Răng bị phá hủy mô răng do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,…

– Răng có hình thể không hoàn hảo như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ,…

Có nên trám răng bằng chì không?

Trám răng bằng chì (hay còn gọi là trám răng bằng Amalgam) thường được sử dụng như một vật liệu trám các răng sau.Amalgam là vật liệu trám ra đời đầu tiên cách đây gần 150 năm và được áp dụng trong các trường hợp răng hàm bị vỡ, mẻ, răng sâu bởi đặc tính của amalgam có độ bền, độ chịu lực khá cao.

Trám răng bằng chì

Amalgam là chất trám bao gồm thủy ngân với các thành phần mạt kim loại khác như bạc, đồng, thiếc,... Màu sắc của trám amalgam (trám bạc) không phù hợp chotrám răng cửa thẩm mỹ mà chủ yếu là trám cho răng hàm – nơi chịu áp lực nhai mạnh.

Trám răng thẩm mỹ với amalgam được thực hiện cũng khá nhanh chóng với những bước đơn giản. Đầu tiên, bác sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và phết một lớp bảo vệ lên trên. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn phải dùng thêm một khuôn trám có thể uốn cong được để giữ cho thành của miếng trám có hình dạng theo đúng hình dạng và đường viền của răng.

Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Sau khi amalgam đông cứng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng để tạo tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo ăn nhai không bị cộm vướng.

Ưu điểm của phương pháp trám răng bằng chì Amalgam:

+ Độ bền kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm.

+ Có thể chịu được lực nhai mạnh.

+ Chi phí rẻ hơn so với các chất trám tổng hợp khác.

Nhược điểm của phương pháp trám răng bằng chì Amalgam:

+ Thẩm mỹ kém, không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng do Amalgam có màu xám bạc.

+ Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: một phần của răng thường phải loại bỏ để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ miếng trám.

+ Trám Amalgam làm đổi màu răng, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.

+ Phản ứng dị ứng: Amalgam có thể gây ra dị ứng với một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%.

Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm của việc trám răng bằng chì nêu trên thì cũng ta cũng chưa thể trả lời cho câu hỏi "có nên trám răng bằng chì không?". Vì ngày nay với khoa học tiến bộ, người ta đã phát minh ra thêm loại nguyên liệu mới đó là trám răng bằng Composite để khắc phục các nhược điểm của trám răng bằng Amalgam. Tuy nhiên, không phải trám răng bằng Composite là tối ưu tuyệt đối mà còn phải tùy vào từng trường hợp khác nhau.

Khi bạn bị các vấn đề về răng miệng cần phải trám răng thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ khám và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất đối tình trạng răng miệng mà bạn mắc phải nhé.

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến hàn trám răng hay các vấn đề răng hàm mặt khác bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo tổng đài 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!

Liệu có nên mài răng cho ngắn lại không?

10:54:00 Add Comment
Liệu có nên mài răng cho ngắn lại không?

Thưa bác sĩ! Răng của em không đều nhau, kể cả răng hàm. Em thắc mắc không biết có nên mài răng cho ngắn lại không? Mong bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ! (Minh Thư - Tp.HCM)

có nên mài răng cho đều

Chào bạn Minh Thư!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau:



Trong một số tình huống răng không đều và bị kênh ở mức độ nhẹ thì vẫn chỉ định mài bớt men răng để chỉnh sửa thẩm mỹ nhanh chóng cho hàm răng. Nhưng lưu ý với bạn một điều đặc biệt quan trọng là chỉ áp dụng trong trường hợp răng không đều ở mức độ nhẹ, nếu phải mài răng sẽ chỉ mài ở tỷ lệ rất nhỏ. Bởi vì, mài răng là thao tác được xem là làm xâm lấn răng. Tỷ lệ xâm lấn càng nhiều thì càng có hại cho răng vì khi răng bị mất men răng và mô răng sẽ rất dễ trở nên nhạy cảm, yếu đi và dần xỉn màu dưới các tác động của thực phẩm, nước bọt trong khoang miệng.

Do đó, mất men răng lâu ngày sẽ gây nên bệnh lý ê buốt rất khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể làm hỏng răng.Đó cũng là lý do giải thích tại sao mà bác sỹ rất hạn chế chỉ định mài răng. Nếu mài cần thiết phải kiểm soát ở mức mài tối thiểu và bằng kỹ thuật hiện đại. Thường thì áp dụng kỹ thuật mài răng của công nghệ Răng sứ CT 5 chiều sẽ đảm bảo và an toàn hơn cho bạn bởi những ưu điểm sau đây: Tìm hiểu thêm http://lamrangsu.com.vn/boc-rang-su-co-can-lay-tuy-khong/

– Mài cùi răng đẹp, với tỷ lệ chuẩn đạt đủ 3 yêu cầu: tỷ lệ mài, đường hoàn tất và góc điều chỉnh sao cho lưu giữ được phục hình răng tốt*

– Thao tác mài nhanh gọn dứt khoát nhưng không quá nhanh và luôn trong tầm kiểm soát của bác sỹ khi mài.*

– Hạn chế đau ê tới mức tối thiểu cho người mài răng.*

– Thời gian mài nhanh và được rút ngắn tối đa*

Đây là công nghệ đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của các chuyên gia tại Hiệp hội nha khoa thẩm mỹ châu Âu, giúp bạn loại bỏ được lo lắng có nên mài răng không.Khi chuyển gia độc quyền tại trung tâm Nha khoa KIM và ứng dụng thực tế cho khách hàng đã thu được những hiệu quả rất hữu ích, giúp mài răng đẹp, tỷ lệ chuẩn, hạn chế đau nhức và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Trường hợp của bạn theo như mô tả thì mức độ khấp khểnh của răng là không nhẹ, mài răng sẽ ảnh hưởng đến “sức khỏe” của răng. Đặc biêt với răng hàm là những chiếc răng ăn nhai quan trọng và răng bị kênh mức độ lớn thì mài rất nhiều mô răng mới điều chỉnh cho bằng lại được với răng bên cạnh. Điều này sẽ làm răng ngay lập tức có thể yếu đi mà không cần tới những tác động nào khác từ vi khuẩn, axit,… Về lâu dài, sức khỏe của chiếc răng bị mài nhiều sẽ càng trầm trọng hơn đến mức không thể tiếp tục duy trì được. Tham khảo thêm http://lamrangsu.com.vn/mai-rang-khenh-cho-ngan-lai-nen-hay-khong-nen/

Tốt hơn cả bạn nên tính đến giải pháp khác hoặc chỉ mài một số răng bị lệch nhẹ và bọc lại răng sứ cho chiếc răng bị kênh nặng bằng công nghệ Răng sứ CT 5 chiều như đã giới thiệu trên đây. Đó là cách nhanh chóng để bạn có thể áp dụng mà không phải lo lắng việc có nên mài răng không?

Bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Nha khoa KIM để được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia tư vấn chi tiết nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ.

Hiện tượng vàng răng sữa ở trẻ

Vỹ Seo 00:04:00 Add Comment

Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên.
Nguyên nhân gây vàng răng sữa ở trẻ


Bình thường, răng sữa của trẻ có màu trắng nhạt hoặc trắng ngà. Răng sữa bị ngả màu thường do nhiều yếu tố gây nên, trong đó phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng không đúng cách làm cho vi khuẩn hay mảng bám hình thành trên bề mặt răng.
Men răng yếu (sinh ngà bất toàn hay thiểu sản men) làm cho men răng phát triển không đầy đủ, chất lượng men răng kém ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ.

Ngoài ra, những chấn thương răng, lợi, trẻ bú bình hay sử dụng các loại thuốc có chứa sắt, sử dụng quá nhiều flo, trẻ sơ sinh bị vàng da, trẻ bị sâu răng, viêm nướu, người mẹ mang thai sử dụng các loại kháng sinh tetracyclin, minocyclin, oxytetracyclin và doxycyclin cũng gây ra hiện tượng răng ngả màu ở trẻ.

Biện pháp khắc phục:
Để khắc phục răng sữa ngả màu, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ, chải răng đúng cách, chải răng ngay sau khi ăn, không tự ý mua tetracyclin cho trẻ uống.
Thường thì bạn có thể loại bỏ những vết bẩn bằng cách đánh răng với một ít kem đánh răng dành cho người lớn hoặc một ít baking soda (bột nở) và nước. Nếu không có tác dụng, nha sĩ của bạn có thể loại bỏ các vết bẩn với các phương pháp chuyên nghiệp. Những vết bẩn không nhất thiết là dấu hiệu của sâu răng, nhưng việc tích tụ mảng bám trên răng có thể gây ra các bệnh về lợi.

Phòng răng sữa trẻ bị vàng
Chế độ ăn uống
Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng, canxi, magie,... để giúp răng phát triển, chất flour giúp cho cấu tạo răng bền vững.

Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, cá, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: Cá, cua, nghêu, sò...
Cần cho trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày. Nếu trẻ chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ... thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của trẻ cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.



Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên từ rất sớm để ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi trong khoang miệng. Để tránh tạo ra chất acid làm hại men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:

Dùng bàn chải nhỏ (loại dành cho trẻ em), lông mềm và kem đánh răng không cay dùng cho trẻ con, tập cho trẻ chải răng sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Lúc đầu trẻ có thể không chịu, nhưng cứ kiên nhẫn, trẻ sẽ quen dần.

Trong lúc trẻ chưa đủ răng, chỉ mới mọc vài cái, thì dùng gạc quấn quanh ngón tay để rửa các bề mặt của răng sau khi ăn. Nếu trẻ còn bú bình ban đêm, thì sau khi bú sữa phải cho bé bú nước để rửa sạch răng miệng.

Phải tập cho bé có thói quen giữ vệ sinh răng miệng. Chính thói quen tốt này sẽ giúp bé giữ gìn cả răng sữa lẫn răng trưởng thành sau này.

Thận trọng khi cho trẻ dùng thuốc trong giai đoạn này, đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi bị ốm cũng không nên dùng các loại thuốc tetraxelin, tránh gây hiện tượng vàng răng cho trẻ.

Không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ, không sử dụng quá nhiều flo.
Cho trẻ uống bổ sung sắt dạng sirô thì nên sử dụng ống hút để tránh thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng.
Đối với những trẻ trên 1 tuổi nên cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm những bất thường ở răng và có biện pháp xử trí thích hợp.

Cần phải tránh cho trẻ dùng thuốc kháng viêm có nhân Corticoid như: Prednisone, Dexamethason,... không được dùng kháng sinh Tetracycline, Doxycillin vì sẽ làm răng dễ vỡ, bị vàng.

>> http://phauthuathamhomom.com

Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vỹ Seo 23:35:00 Add Comment

Ở trẻ sơ sinh răng nanh mọc lên không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, do răng nanh gây cho trẻ sơ sinh khó chịu khiến bé thường quấy khóc, biếng ăn và không bú sữa mẹ. Vậy có nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh không, có gây đau và nguy hiểm không?


Có nên nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh không?


Răng nanh ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là nanh sữa, là một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng xuất hiện trên lợi của trẻ. Nanh sữa là một loại tổn thương lành tính thường xuất hiện ở miệng của trẻ sơ sinh trong một thời gian ngắn. Răng nanh ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm và không gây các biến chứng, phần lớn theo quy luật tự nhiên thì sẽ tự tiêu biến đi sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng kể từ khi sinh ra.


Tuy răng nanh ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm hay đau đớn gì nhiều nhưng nó gây cho bé cảm thấy khó chịu thường xuyên khóc dẫn đến ảnh hưởng đến cổ họng. Trường hợp bé quấy khóc quá nhiều hay bỏ bú sữa mẹ là do nanh sữa của trẻ đã bị nhiễm khuẩn, gây sưng đau khi chạm phải. Và một khi răng của trẻ đã bị nhiễm khuẩn, tuy nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh các rìa đốm tráng tạo nên màu đỏ, dẫn đến sưng đỏ, nặng hơn là bị lở loét do ảnh hưởng, khiến bé có thể bị sốt. Vì thế nên nhổ răng nhanh cho trẻ sơ sinh.

Nhổ răng sữa khi nào?

Hiện nay, rất nhiều trường hợp phụ huynh không biết cách xử lý nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh. Họ tự ý dùng móng tay ấn vào và nhổ trực tiếp răng của trẻ. Các bác sĩ Nha Khoa KIM khuyến cáo tuyệt đối không nên sử dụng cách thức thủ công này vì việc làm này khá nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Nó nguy hiểm vì dễ gây ra đau đớn cho trẻ và có thể gây nhiễn khuẩn cho trẻ nhỏ.

Vậy tốt nhất, trong trường hợp này, phụ huynh nên đưa bé đến những địa chỉ nha khoa uy tín để nhổ răng trẻ em, để các nha sĩ chuyên sâu thực hiện mới đảm bảo an toàn và không gây đau đớn cho trẻ nhỏ. Lưu ý rằng không phải bất cứ nhân viên y tế nào hay trung tâm nào cũng biết rõ chính xác về cơ chế của ranh năng và ảnh hưởng của nó với trẻ sơ sinh, nên các bố mẹ nên tìm hiểu kỹ và đưa đến địa chỉ uy tín.

Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh được thực hiện cẩn trọng, tỉ mỉ với quy trình chuẩn như sau:

Bước 1: Thăm khám

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để kiểm tra tình trạng răng của trẻ, từ đó xem xét có cần thiết phải nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh không và cách nhổ phù hợp nhất.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Nếu sau thăm khám, bác sĩ xác định nên nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh, bé sẽ được vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ, đồng thời gây tê để trẻ không thấy khó chịu.

Bước 3: Tiến hành nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh


Bé sẽ được nhổ răng nanh trong phòng nha khoa an toàn đã được vô trùng hoàn toàn.