Khi gặp phải các trường hợp răng bị sứt mẻ hoặc mòn cổ chân răng thì trám răng phương pháp tối ưu giúp phục hình răng. Tuy nhiên một số người thường hay thắc mắc có nên trám răng bằng chì hay không ?
Trám răng là gì ?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, các trường hợp nên áp dụng phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ sau đây:
– Răng bị bể vỡ, sứt mẻ do thương tổn, va chạm hay ăn nhai.
– Răng bị mòn do lực nhai, lực cơ học (chải răng) hay do sự bào mòn của acid .
– Răng bị phá hủy mô răng do bệnh lý như sâu răng, viêm tủy,…
– Răng có hình thể không hoàn hảo như bị ngắn, bị méo, quá nhỏ,…
Có nên trám răng bằng chì không?
Trám răng bằng chì (hay còn gọi là trám răng bằng Amalgam) thường được sử dụng như một vật liệu trám các răng sau.Amalgam là vật liệu trám ra đời đầu tiên cách đây gần 150 năm và được áp dụng trong các trường hợp răng hàm bị vỡ, mẻ, răng sâu bởi đặc tính của amalgam có độ bền, độ chịu lực khá cao.
Amalgam là chất trám bao gồm thủy ngân với các thành phần mạt kim loại khác như bạc, đồng, thiếc,... Màu sắc của trám amalgam (trám bạc) không phù hợp chotrám răng cửa thẩm mỹ mà chủ yếu là trám cho răng hàm – nơi chịu áp lực nhai mạnh.
Trám răng thẩm mỹ với amalgam được thực hiện cũng khá nhanh chóng với những bước đơn giản. Đầu tiên, bác sĩ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu và phết một lớp bảo vệ lên trên. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn phải dùng thêm một khuôn trám có thể uốn cong được để giữ cho thành của miếng trám có hình dạng theo đúng hình dạng và đường viền của răng.
Tiếp theo, vật liệu amalgam sẽ được trộn đều, sau đó đưa vào xoang trám đã chuẩn bị. Miếng trám amalgam phải sau 24 giờ mới đạt được đến độ cứng ổn định của nó, vì vậy, bệnh nhân không được nhai thức ăn ngay sau khi trám xong. Sau khi amalgam đông cứng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng để tạo tính thẩm mỹ cũng như đảm bảo ăn nhai không bị cộm vướng.
Ưu điểm của phương pháp trám răng bằng chì Amalgam:
+ Độ bền kéo dài ít nhất là 10 đến 15 năm.
+ Có thể chịu được lực nhai mạnh.
+ Chi phí rẻ hơn so với các chất trám tổng hợp khác.
Nhược điểm của phương pháp trám răng bằng chì Amalgam:
+ Thẩm mỹ kém, không phù hợp với màu sắc tự nhiên của răng do Amalgam có màu xám bạc.
+ Phá hủy cấu trúc của răng nhiều hơn: một phần của răng thường phải loại bỏ để tạo ra một không gian đủ lớn để giữ miếng trám.
+ Trám Amalgam làm đổi màu răng, có thể tạo ra một màu xám cho cấu trúc răng xung quanh.
+ Phản ứng dị ứng: Amalgam có thể gây ra dị ứng với một tỷ lệ nhỏ người, khoảng 1%.
Dựa vào những ưu điểm và nhược điểm của việc trám răng bằng chì nêu trên thì cũng ta cũng chưa thể trả lời cho câu hỏi "có nên trám răng bằng chì không?". Vì ngày nay với khoa học tiến bộ, người ta đã phát minh ra thêm loại nguyên liệu mới đó là trám răng bằng Composite để khắc phục các nhược điểm của trám răng bằng Amalgam. Tuy nhiên, không phải trám răng bằng Composite là tối ưu tuyệt đối mà còn phải tùy vào từng trường hợp khác nhau.
Khi bạn bị các vấn đề về răng miệng cần phải trám răng thì tốt nhất bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ khám và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất đối tình trạng răng miệng mà bạn mắc phải nhé.