Chia sẻ chuyên gia: hô móm có di truyền không?

Vỹ Seo 22:16:00 Add Comment

Hô móm là một dạng tật vùng xương hàm và răng khiến nụ cười của bạn bị mất thẩm mỹ. Nếu vậy thì hô móm có di truyền không? Nếu trong gia đình có người bị hô móm thì tỉ lệ con sinh ra sau này có nguy cơ mắc tật là bao nhiêu. Nhưng ý kiến chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được tất cả những thắc mắc đó một cách chính xác.



Những nghiên cứu khoa học trước đây đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền chiếm tới 70% nguyên nhân gây ra hiện tượng hô móm. Ngoài ra các tác động bên ngoài hay những thói quen gây ra từ hồi nhỏ cũng chiếm tới 30%. Khả năng gia đình có thành viên bị hô hoặc móm như ông bà, cha mẹ thì khả năng em bé sinh ra cũng gặp tình trạng tương tự lên tới 80%.

Vậy đâu là cách khắc phục hô móm tốt nhất


Có thể nói phương pháp phổ biến nhất mà mọi người biết tới để khắc phục chỉnh hàm hô móm là phương pháp niềng răng. Tuy nhiên niềng răng chỉ áp dụng với những ai muốn chỉnh sửa hàm hô móm trước năm 18 tuổi, niềng răng khá bất tiện và cần nhiều thời gian. Ngày nay mọi người hoàn toàn có thể chỉnh sửa hàm hô móm sau 1 lần thực hiện phẫu thuật.

Hàm hô móm hoàn toàn có thể chỉnh sửa được sau 1 lần thực hiện

– Đối với trường hợp hàm hô trên thì cần phải nhổ 2 răng số 4 và cắt xương tiền đình ở hàm trên. Phần xương đó được sẽ được đẩy lùi về cân xứng với hàm dưới.

– Đối với trường hợp móm thì cần cắt dời hàm dưới và bớt một tỉ lệ nhất định đã được đánh dấu sẵn. Hàm dưới được đẩy lùi về sao cho khớp căn đúng với thứ tự răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới.

– Đối với trường hợp hô cả 2 hàm thì xử lý bằng kỹ thuật: Loại bỏ răng số 4 ở cả hàm trên và dưới. Kế đó cắt rời xương tiền đình hàm trên và khung xương hàm dưới đẩy lùi về sau theo tỷ lệ cân xứng nhất.

Răng hàm sâu có nên nhổ không?

11:20:00 Add Comment
Răng hàm sâu có nên nhổ không?

Có nên nhổ răng hàm sâu không hay nên điều trị bằng giải pháp nào khác sẽ tốt hơn? Thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay ở bài viết sau đây.

có nên nhổ răng hàm bị sâu không
có nên nhổ răng hàm bị sâu không?


1. Sâu răng hàm có nguy hiểm không?

Theo những gì bạn mô tả thì chúng tôi chưa thể đưa ra cho bạn một sự tư vấn phương pháp cụ thể nhất bởi việc xác định phương pháp tối ưu nhất sẽ dựa trên thực tế tình trạng sâu răng sau khi thăm khám cụ thể.

Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không? Trong nha khoa, bảo tồn răng được coi là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị bệnh lý bởi sau khi mất răng thì phương pháp phục hình sẽ khá tốn kém, đó là chưa kể đến việc khó khăn khi phục hình cho răng hàm. Nếu làm cầu răng cho răng hàm thì hiệu quả không cao khi cần mài cùi răng bên cạnh để làm trụ cho dải cầu răng đặt bên trên, dần dần răng hàm sẽ bị yếu đi và khả năng ăn nhai sẽ bị giảm sút.

Sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không?

Trường hợp răng sâu vẫn còn có thể bảo tồn, chưa gây áp xe xương ổ răng thì nha sỹ sẽ cố gắng khôi phục một cách tối đa. Tình trạng đau nhức kéo dài thành từng cơn, thậm chí buốt lên tận óc của bạn có thể là do răng bạn đã sâu quá nặng và gây viêm tủy răng.

Khi đó, nha sỹ cần tiến hành điều trị nội nha lấy tủy trước tiên để không gây viêm nhiễm lan rộng ra xương hàm và các răng kế bên. Bọc sứ là sẽ giải pháp bảo tồn răng tối đa trong trường hợp này do vết sâu quá lớn, gây vỡ mẻ nhiều thì hàn răng thường không hiệu quả. Bạn sẽ mất vài ngày để điều trị bệnh lý cũng như bọc sứ cho răng sâu.Tìm hiểu thêm mọc răng khôn khi mang bầu phải làm gì?

2. Vậy sâu răng hàm rất nặng có nên nhổ không?

Với trường hợp vết sâu đã quá lớn, gây nhiễm khuẩn và răng đã lung lay hoặc chỉ còn chân răng không thể bảo tồn thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ răng để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Thao tác nhổ răng cũng không quá phức tạp với sự hỗ trợ của công nghệ, thiết bị hiện đại. Nha sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng răng, vị trí, hình dạng của răng trước khi nhổ.

Thao tác gây tê cũng sẽ được tiến hành nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức nhiều trong quá trình nhổ răng, sau đó bạn nên thực hiện một số biện pháp chăm sóc cũng như kiêng kỵ thì sau một thời gian vết thương sẽ lành.

Tuy nhiên, răng hàm sau khi nhổ thì khả năng ăn nhai cũng kém đi khá nhiều, do đó, trồng răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant sẽ được khuyến khích trong trường hợp này. So với làm cầu răng thì làm implant không tác động tới các răng kế bên nên có thể bảo tồn răng một cách tối đa và hạn chế được tình trạng tiêu xương do trụ implant cắm xuống xương hàm, tạo lực tác động ổn định nên có thể duy trì mật độ xương hàm gần như ban đầu.


Bạn nếu vẫn còn thắc mắc chưa thể giải đáp có thể đến trực tiếp Nha Khoa để được tư vấn miễn phí.

Sâu răng bị chảy máu

Vỹ Seo 09:45:00 Add Comment

Xử lý như thế nào khi sâu răng bị chảy máu. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.





Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám trong thức ăn. Nếu các mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn và axit có trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng, gây xói mòn răng. Biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng, lâu dần sẽ tiếp cận và phá hủy ngà răng. Điều này lý giải tại sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.


Vết sâu nếu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích, gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến nhằm chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng sâu răng chảy máu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.

Trên thực tế, bạn chỉ có thể phòng ngừa việc sâu răng và chảy máu chân răng từ trước khi chúng phát sinh. Giải pháp tốt ở đay là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng là việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ đúng cách, nhất là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.

Khi tình trạng sâu răng chảy máu đã xảy ra, bạn cũng chỉ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu hoặc hạn chế:

+ Sử dụng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu

+ Ăn nhai tránh vị trí sâu răng chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

+ tránh đồ ăn cay nóng, dai và không nhai bằng răng sâu đang bị chảy máu.

+ Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch nhằm bổ sung vitamin C để làm dịu nướu.

+ Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất đường – tác nhân khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra, bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Bởi đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn điều trị lâu dài sâu răng chảy máu cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.

Chính vì vậy, tốt là bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị lâu dài nhất.

Nên hay không nên mài răng khểnh?

01:30:00 Add Comment
Nên hay không nên mài răng khểnh?

Thưa bác sỹ. Em muốn hỏi có nên mài răng khểnh cho ngắn lại hay không ạ? Em có một chiếc răng khểnh khá dàivà kém duyên, em không muốn nhổ và nghe nói có thể mài răng nhưng không hiểu rõ. Mong bác sỹ tư vấn giúp. Cảm ơn bác sĩ! (Huỳnh Trang - Hà Nội)

Mài răng khểnh cho ngắn lại

Trả lời :
Chào bạn Trang!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Có nên mài răng khểnh (răng nanh) to quá khổ hay không?” của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Răng khểnh chính là răng nanh hàm trên mọc chếch hướng ra phía bên ngoài. Từ lâu, răng khểnh đã được coi là một nét duyên của người con gái thể hiện vẻ đẹp dịu dàng, ý nhị, nữ tính.
Dẫu vậy, răng khểnh đôi khi lại gây nên một số phiền toái nhất định cho khổ chủ như răng khểnh to quá mức hoặc chếch ra ngoài quá nhiều dẫn đến khuôn hàm không có sự ăn khớp, ảnh hưởng đến ăn nhai. Đó là chưa kể đến trường hợp răng khểnh có thể tạo nên thế ba răng, lâu ngày thức ăn có thể giắt kẽ bên trong, gây nên tình trạng sâu răng.

Trong một số trường hợp răng khấp khểnh, răng khểnh có thể được chỉ định nhổ bỏ để tạo khoảng trống cho việc niềng răng được tiến hành. Tuy nhiên, chỉ nhổ bỏ răng khi thật cần thiết bởi răng khểnh tuy không đóng chức năng ăn nhai chính trên cung hàm nhưng nó vẫn có giá trị thẩm mỹ và đảm bảo độ hài hòa nhất định cho khuôn hàm. Nếu răng khểnh vẫn nằm trên vòm hàm chuẩn, không bị lệch hẳn ra ngoài thì không nên nhổ bỏ.

Chỉ nên mài răng nanh — răng khểnh to quá khổ với tỉ lệ vừa phải. Tham khảo thêm http://lamrangsu.com.vn/boc-rang-su-co-can-lay-tuy-khong/

Có nên mài răng khểnh hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng thực tế của bạn ra sao. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cao bạn nếu không cần thiết thì không nên mài răng. Tại sao lại như vậy?

 Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên thực hiện mài răng với mức độ nhỏ, tỉ lệ tương khớp và thường là không quá 2mm. Điều này sẽ được các bác sỹ xác định chính xác sau khi thăm khám cụ thể.

 Mài răng là thao tác xâm lấn đến răng thật, nha sỹ phải mài hết phần men răng bên ngoài mới có thể khắc phục được tình trạng răng khểnh. Tuy nhiên, khi phần men răng bị mài nhỏ thì nguy cơ lộ ngà rất cao. Khi đó, ngà răng chữa các ống nhỏ sẽ dẫn truyền các tín hiệu bên ngoài đến buồng tủy. Đặc biệt là khi có kích thích nóng lạnh hay lực nhai mạnh thì tủy răng chứa các dây thần kinh sẽ có phản hồi lại, gây nên cảm giác ê buốt rất khó chịu. Khi đó, bạn cần phải sử dụng đến kem đánh răng hoặc thuốc chống ê buốt suốt đời.

Trường hợp răng khểnh to và dài quá mức thì tốt nhất bạn không nên mài nhiều và nếu có mài răng thì cần thực hiện bọc răng sứ ngay sau đó để hạn chế hiện tượng lộ ngà sau khi mài.
Mão sứ được chế tạo theo chuẩn dấu răng chụp bọc bên ngoài răng khểnh đã mài có chức năng bảo vệ phần răng thật bên trong đã bị tổn thương, tránh cho răng chịu những kích thích bất lợi từ bên ngoài như lực nhai hay kích thích nóng lạnh, tác động của axit. Tìm hiểu thêm http://lamrangsu.com.vn/co-nen-mai-rang-cho-deu-khong/
Sau khi mài răng khểnh (răng nanh) cần phải bọc sứ bằng công nghệ CT 5 chiều
Răng sứ có độ chịu lực cao sẽ giúp bạn ăn nhai tốt như răng thật mà hoàn toàn không có cảm giác cộm vướng khó chịu. Nếu được phục hình với công nghệ CT 5 chiều thì hiệu quả bảo vệ răng sau khi mài là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa KIM để được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia giải đáp thắc mắc chi tiết hơn nhé!

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Vỹ Seo 09:37:00 Add Comment

Răng khôn hay răng số 8 trong nha khoa thường được khuyến cáo nhổ bỏ trước khi nó gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là những răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm.



Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều cần nhổ bỏ, chỉ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.


Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.

Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Bạn nên tìm hiểu nhổ răng số 8 ở Nha Khoa KIM trước khi thực hiện.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Nha Khoa KIM, với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách dễ hiểu và chính xác nhất.