Đâu là địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 2?

08:35:00 Add Comment
Đâu là địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 2?

Địa chỉ nha khoa nào uy tín và đáng tin cậy tại quận 2? Tiêu chí để đánh giá một nha khoa có uy tín hay không là gì? Tất cả thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay sau đây, hãy chú ý theo dõi nhé.


***Bài viết liên quan
>> Bọc răng sứ đẹp với chi phí hợp lý tại Nha Khoa KIM: http://lamrangsu.com.vn/boc-rang-su-tai-nha-khoa-kim/
>> Nha khoa uy tín tại quận Phú Nhuận: http://lamrangsu.com.vn/nha-khoa-nao-tot-tai-quan-phu-nhuan/


Tiêu chí đánh giá địa chỉ nha khoa uy tín tại Quận 2 nên biết
Một địa chỉ nha khoa tốt nhất và uy tín tại Quận 2 phải đảm bảo 4 yếu tố sau: Có cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giỏi, áp dụng công nghệ tiên tiến và được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.

1- Cơ sở vật chất hiện đại: Trung tâm nha khoa uy tín luôn có sự đầu tư về cơ sở vật chất. Hệ thống nha khoa chất lượng phải khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi và các máy móc phục vụ cho việc thăm khám, điều trị.

2- Đội ngũ bác sĩ giỏi: Đây là một trong những tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn trung nha khoa. Địa chỉ nha khoa uy tín tại Quận 2 hay bất cứ đâu cần phải có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi. Nghĩa là bác sĩ không những có chứng chỉ hàng nghề rõ ràng mà còn phải có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực mà mình điều trị, nhờ vậy mới chuẩn đoán chính xác và khắc phục triệt để các bệnh lý.



Nha khoa uy tín, chất lượng luôn mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

3- Áp dụng công nghệ tiên tiến: Trước khi muốn thực hiện bất cứ một dịch vụ nha khoa nào bạn cần tìm hiểu rõ công nghệ hiện đại nhất để tiến hành là gì? Từ đó việc lựa chọn trung tâm nha khoa chất lượng mới trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ chính là yếu tố đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của ca điều trị.

4- Nhiều khách hàng lựa chọn: Thường những trung tâm nha khoa uy tín đều được đông đảo khách hàng lựa chọn. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của những người đã từng thực hiện dịch vụ tại những địa chỉ đó để có thông tin cụ thể nhất về chất lượng dịch vụ.
Nha khoa KIM – Trung tâm nha khoa hàng đầu tại TP.HCM

Nha khoa KIM là địa chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của một trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn chuyên khoa răng hàm mặt quốc tế, Nha khoa KIM ngày càng được giới chuyên gia đánh giá cao, hàng vạn khách hàng tin tưởng lựa chọn.

Nha khoa KIM – Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 2 được đông đảo khách hàng lựa chọn.

Hiện nay, tại TP.HCM Nha khoa KIM có 7 chi nhánh khác nhau, bao gồm:

Nha Khoa KIM quận 1: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q. 1, TP. HCM

Nha Khoa KIM quận 1: 101 Sương Nguyệt Anh, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM

Nha Khoa KIM quận 5: 43-45 An Dương Vương, P. 8, Quận 5, TP. HCM

Nha Khoa KIM quận 10: 396-398 Đường 3/2, P. 12, Q.10, TP. HCM

Nha Khoa KIM quận Bình Thạnh: 33- 35 Đinh Tiên Hoàng, P. 3, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Nha Khoa KIM quận Tân Bình: 304 Cộng Hòa, P.13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Nha Khoa KIM quận Gò Vấp: 02 Nguyễn Oanh, P.7, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Nếu bạn vẫn còn hoài nghi về chất lượng dịch vụ tại Nha Khoa KIM có thể đến trực tiếp tất cả các chi nhánh của Nha Khoa trên khắp tp.HCM để kiểm chứng.

Khi nào nên hàn răng bạn đã biết chưa ?

Vỹ Seo 16:16:00 Add Comment
Khi nào nên hàn răng bạn đã biết chưa ?

Hàn răng (hay trám răng) có thể hiểu một cách đơn giản là dùng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng. Vậy bạn đã biết khi nào nên hàn răng chưa ? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

Những trường hợp áp dụng phương pháp hàn răng

Hàn răng được thường sử dụng trong các trường hợp sau:

Những trường hợp áp dụng phương pháp hàn răng
Những trường hợp áp dụng phương pháp hàn răng
- Sâu răng: dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.

- Chấn thương: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu hàn được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.

- Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.

- Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như khi răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Các loại vật liệu hàn răng

Có 3 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong hàn răng là A-man-gam, chất dẻo tổng hợp và xi-mang silicat (hay còn gọi là xi-măng sứ). Việc lựa chọn từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào các yếu tố cụ thể như: đòi hỏi phòng chống sâu răng, kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ, yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, đòi hỏi về khả năng chịu lực của miếng hàn…

1. A-man-gam: Là loại vật liệu hàn răng được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…

- Ưu điểm của A-man-gam: là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.

- Nhược điểm: là không thẩm mỹ do có màu xám bạc (xem hình). Do đó thường chỉ được dùng để hàn răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, A-man-gam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.

2. Xi-mang silicat: cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn A-man-gam do màu sắc gần giống màu của răng.

- Ưu điểm của xi-măng này là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi hàn. Ngoài ra một số loại xi-mang silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.

- Nhược điểm là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.

3. Nhưa tổng hợp (composite): Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn A-man-gam và xi-mang silicat. Ở nước ta hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.

- Ưu điểm nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao (xem hình). Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-mang (tuy nhiên vẫn kém A-man-gam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.

- Nhược điểm của composite: Đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng hàn sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với A-man-gam.

Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để hàn răng cửa hoặc những lỗ hàn bé ở răng và hàn cả ở cổ răng. Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để hàn răng.

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến khi nào nên hàn răng hoặc các vấn đề răng hàm mặt khác thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!


trám răng tại nhà

Nguồn: http://tramrangsau.vn/

Sau khi phẫu thuật thì khi nào có thể tháo nẹp mũi

11:48:00 Add Comment

Chào bác sĩ, cho e hỏi e mới phẫu thuật nâng mũi bọc sụn . Bác sĩ bảo tháo nẹp sau 7 ngày hôm nay e tháo nẹp mũi ra rồi nhưng thấy mặt e hơi đơ đơ . Thế có cần nẹp tiếp không ạ? Chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi bọc sụn như nào cho đẹp ạ?


Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục Hỏi đáp của bệnh viện thẩm mỹ KIM. Vấn đề Khi nào có thể tháo nẹp mũi chúng tôi xin trả lời bạn như sau.

Khi nào có thể tháo nẹp mũi sau khi nâng mũi?

Thông thường, sau nâng mũi khoảng 7 ngày, bác sỹ sẽ tiến hành tháo nẹp mũi. Mục đích băng ép như thế để giảm sưng và cố định được dáng mũi. Chỉ khâu vết mổ cũng sẽ tự tiêu hoặc các bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ trong vòng 1 tuần sau khi phẫu thuật.



Trường hợp bạn tháo nẹp mũi ra rồi, nhưng thấy mặt đơ đơ: Thực ra, tình trạng "đơ" mà bạn nói có thể là do nhìn mũi chưa được tự nhiên. Thường thì sau 1 tháng, kết quả nâng mũi trông mới đẹp hơn bạn nhé.


Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi

- Uống thật nhiều nước, nhất là trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật.
- Có chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh quay trở lại các hoạt động hàng ngày quá nhanh.
- Sử dụng băng hoặc phương pháp nén lạnh trong trường hợp sưng to hoặc do chỉ thị của bác sĩ.
- Nếu phải dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn phải thông qua ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tránh những tổn thương, va chạm đến mũi.
- Tư thế ngủ cao đầu.

Xem thêm:
>>nâng mũi cho mặt tròn
>>nâng mũi có được đeo kính


Ngoài ra, trong những tuần đầu tiên bạn không nên sử dụng mỹ phẩm, đối với những người đeo kính, bạn không nên đeo trong vòng 6 tuần. Để khắc phục bạn có thể sử dụng kính áp tròng.

Thời gian phải theo dõi chặt chẽ sau khi phẫu thuật nâng mũi kéo dài trong khoảng 2 – 3 tuần. Hầu hết các bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau khoảng 1 tuần. Trong vòng ít nhất là 1 – 2 tháng, bạn nên tránh tập thể dục hoặc những hoạt động có thể tác động đến mũi. Và nên nhớ rằng sau khi phẫu thuật, mũi của bạn sẽ yếu hơn ngay cả khi nó đã được chữa lành hoàn toàn.

Chúc bạn nhanh chóng bình phục.

5 bước trám răng cơ bản tiêu chuẩn quốc tế tại nha khoa KIM

Vỹ Seo 16:46:00 Add Comment
5 bước trám răng cơ bản tiêu chuẩn quốc tế tại nha khoa KIM

Hàn răng không phải là phương pháp khó tuy nhiên nếu thực hiện không đúng quy trình thì vết trám sẽ có độ bền không cao và dễ bong tróc. Nha khoa KIM xin giới thiệu các bước trám răng cơ bản đúng tiêu chuẩn như sau.


Hàn trám là cách hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng nhằm giảm đau cũng như phục hình cho răng khi vỡ mẻ.

5 bước trong quy trình trám răng sâu trực tiếp tiêu chuẩn quốc tế


Sau đây là quy trình trám răng sâu được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Quy trình hàn răng sâu được bắt đầu bằng việc thăm khám. Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết sẽ chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng đến xương hàm không.

Sau khi thăm khám cụ thể, nha sỹ sẽ tư vấn cho bạn về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám nào là tốt nhất. Với răng hàm bị sâu thì amalgam sẽ là vật liệu trám lý tưởng còn đối với răng cửa thì tốt nhất nên lựa chọn composite. Bác sỹ sẽ tiến hành lựa chọn mức độ màu sắc của composite phù hợp với răng cần được phục hồi sao cho hoàn toàn không bị lộ khi giao tiếp.

Bước 2: Nạo sạch vết sâu

Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.

Dụng cụ chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm loại bỏ hoàn toàn vết sâu, các mô răng bệnh mà không phạm đến mô răng lành.

Bước 3: Cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám

Răng sâu cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết.

Quy trình hàn răng sâu tại nha khoa KIM
Quy trình hàn răng sâu tại nha khoa KIM
Axit photphoric 30-40% dưới dạng gel được áp dụng lên bề mặt trăng qua một ống tiêm trong khoảng 15 giây, đây chính là thao tác tạo nên độ kết dính cho vật liệu trám với bề mặt răng.

Bước 4: Tiến hành hàn trám răng sâu

Với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu composite hoặc amalgam sẽ được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng sau khi chiếu laser sẽ dần đông cứng lại trong khoảng 40s thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 5: Chỉnh sửa lại vết trám

Sau khi thực hiện trám bít, nha sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.

Sau khi phần đê cao su được tháo bỏ, việc kiểm tra khớp cắn sẽ được thực hiện nhằm điều chỉnh giúp cho bệnh nhân có cảm giác ăn nhai tự nhiên nhất mà hoàn toàn không bị cộm cấn khó chịu.

Thao tác đánh bóng cuối cùng sẽ hoàn tất quy trình trám răng sâu nhằm loại bỏ hiện tượng gồ ghề vết trám, vướng víu khi ăn nhai. Đối với trám composite thì thao tác đánh bóng có thể được tiến hành ngay sau khi vết trám đông cứng còn trám amalgam có thể sẽ cần khoảng vài giờ để đông cứng hoàn toàn.

Trên đây là 5 bước chuẩn nhất trong toàn bộ quy trình trám răng sâu tại Nha khoa KIM. Đây chính là quy trình trám răng trực tiếp có thể thực hiện sau một lần duy nhất.

Quy trình trám răng sâu gián tiếp cần được bắt đầu bằng việc làm sạch vết sâu và tạo xoang trám. Nha sỹ sẽ tiến hành lấy dấu răng hàm và gửi thông tin về labo chế tạo miếng trám. Sau khi hoàn thành chế tác, miếng trám sẽ gắn trở lại chỗ răng sâu và tiến hành cố định vĩnh viễn.

Cach tram rang cua bi sau

Cách nào gia tăng độ bền cho vết trám?

Bên cạnh yếu tố kỹ thuật của nha sỹ thì công nghệ trám là yếu tố duy nhất có thể gia tăng được độ bền vết trám. Hiện nay, ứng dụng Laser Tech được đánh giá là công nghệ có thể tăng cường được độ bền của vết trám tốt nhất. Có thể khẳng định như vậy là bởi:

Công nghệ mới giúp cố định vết trám trên bề mặt răng nhanh chóng và bền chắc thông qua các chân bám cố định trên răng, tăng cường tính bám dính và tương khớp của vết trám.

Áp lực tạo xuống xoang trám hầu như không có nên hạn chế đau nhức khi trám răng cũng như tránh được tình trạng xoang trám rỗng, thấm nước vốn là nguyên nhân khiến chỗ trám bong bật.

Công nghệ đã được ứng dụng tại hầu hết các trung tâm nha khoa lớn trên thế giới và nha khoa KIM chính là địa chỉ nha khoa duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ mới này vào quy trình trám răng sâu cho khách hàng, đảm bảo cho bệnh nhân có thể ăn nhai tốt trong vòng nhiều năm mà không bị bong bật chỗ trám. Đây là điều mà nha khoa KIM có thể cam kết mang đến cho bạn.


Tất cả các thông tin về các bước trám răng sâu bạn có thể liên hệ với nha khoa KIM theo hotline 1900 6899 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm:

trồng răng

Chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé cha mẹ cần biết

Vỹ Seo 14:31:00 Add Comment
Chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé cha mẹ cần biết

Nguyên nhân ngoại sinh thường gặp nhất bao gồm: bé có chế độ chăm sóc răng miệng kém, thường xuyên ăn nhai những thức ăn cứng làm răng bị gãy vỡ, ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh… Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu là do bé có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của răng.


Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những bé nằm trong độ tuổi từ 6 – 8. Theo các chuyên gia nha khoa, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ: ngoại sinh và nội sinh.

Nguyên nhân ngoại sinh thường gặp nhất bao gồm: bé có chế độ chăm sóc răng miệng kém, thường xuyên ăn nhai những thức ăn cứng làm răng bị gãy vỡ, ăn uống những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh… Còn nguyên nhân nội sinh chủ yếu là do bé có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển và tái tạo của răng.

Chính vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của con trẻ, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất dưỡng chất hằng ngày cho bé. Sau đây là chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé được các bác sĩ nha khoa tư vấn, bạn hãy tham khảo để biết cách chăm sóc cho bé nhà mình nhé.

Tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, calcium, phosphor… nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cho răng của trẻ có thể phát triển đầy đủ và khỏe mạnh. Trong đó:

– Vitamin A là dưỡng chất cần thiết để kích thích men răng phát triển, tăng cường khả năng kháng axit do vi khuẩn tiết ra. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong các thực phẩm: thịt heo, rau chân vịt, cà rốt, dưa chuột, lòng đỏ trứng… Hãy chuẩn bị cho trẻ bữa ăn đa dạng, thay đổi thường xuyên các món ăn để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

– Vitamin C là dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng tế bào, tham gia vào quá trình tái tạo – hình thành – củng cố các tế bào răng, , giúp cho răng của trẻ luôn cứng chắc và khỏe đẹp. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm: rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang,….Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn của con.

– Canxi và flour là những dưỡng chất cần thiết giúp cho canxi hóa răng, ngấm vào men răng làm cho răng của trẻ cứng chắc hơn, ngăn chặn sự phá hủy của axit trong thức ăn. Do đó, bé sẽ không gặp phải tình trạng mòn men răng, sâu răng… Bạn có thể tìm thấy những dưỡng chất này trong các loại thực phẩm: cá, sữa tươi, gan, trứng… Với một chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé khoa học, bé nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.

Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Bởi vì, trong rau xanh và trái cây tươi có chứa rất nhiều chất xơ, mỗi lần ăn sẽ giúp bé tăng cường khả năng tự làm sạch răng miệng theo kiểu cọ sát để loại bỏ mảng bám. Ngoài ra, những thực phẩm này còn chứa nhiều vitamin, chúng sẽ kết hợp với chất xơ làm cho vi khuẩn trong khoan miệng không còn môi trường trú ngụ, giảm thiểu khả năng mắc bệnh sâu răng.

Bạn có thể thường xuyên cho trẻ ăn các loại rau và trái cây không gây hại cho răng: dưa chuột, bắp cải, súp lơ, bí xanh, bí đỏ, cà tím, cà rốt,… Không nên cho trẻ ăn quá nhiều những loại thực phẩm: : chuối, chà là, cà chua, đậu hà lan, sung, cam,… Do chúng có chứa nhiều carbohydrate, rất dễ gây ra bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ.

Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Điều này sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả sự hình thành vôi răng, phá hủy môi trường sống của vi khuẩn gây sâu răng.

Đặc biệt, ngoài việc bổ sung chế độ dinh dưỡng chống sâu răng cho bé một cách khoa họ, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày của con trẻ. Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Từ khi trẻ được 2 tuổi trở lên, bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kì 6 tháng/ lần.