Hàn răng (hay trám răng) có thể hiểu một cách đơn giản là dùng vật liệu đặc biệt để khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng. Vậy bạn đã biết khi nào nên hàn răng chưa ? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
Những trường hợp áp dụng phương pháp hàn răng
Hàn răng được thường sử dụng trong các trường hợp sau:
→trám răng tại nhà
Nguồn: http://tramrangsau.vn/
Hàn răng được thường sử dụng trong các trường hợp sau:
Những trường hợp áp dụng phương pháp hàn răng |
- Sâu răng: dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.
- Chấn thương: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu hàn được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
- Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
- Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như khi răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Các loại vật liệu hàn răng
Có 3 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong hàn răng là A-man-gam, chất dẻo tổng hợp và xi-mang silicat (hay còn gọi là xi-măng sứ). Việc lựa chọn từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào các yếu tố cụ thể như: đòi hỏi phòng chống sâu răng, kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ, yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, đòi hỏi về khả năng chịu lực của miếng hàn…
1. A-man-gam: Là loại vật liệu hàn răng được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
- Ưu điểm của A-man-gam: là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.
- Nhược điểm: là không thẩm mỹ do có màu xám bạc (xem hình). Do đó thường chỉ được dùng để hàn răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, A-man-gam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
2. Xi-mang silicat: cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn A-man-gam do màu sắc gần giống màu của răng.
- Ưu điểm của xi-măng này là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi hàn. Ngoài ra một số loại xi-mang silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.
- Nhược điểm là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.
3. Nhưa tổng hợp (composite): Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn A-man-gam và xi-mang silicat. Ở nước ta hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
- Ưu điểm nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao (xem hình). Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-mang (tuy nhiên vẫn kém A-man-gam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
- Nhược điểm của composite: Đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng hàn sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với A-man-gam.
Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để hàn răng cửa hoặc những lỗ hàn bé ở răng và hàn cả ở cổ răng. Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để hàn răng.
- Chấn thương: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì vật liệu hàn được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
- Mòn răng: ví dụ trong trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó người ta có thể hàn bịt vết mòn, bảo vệ lớp ngà răng.
- Nhu cầu thẩm mỹ: ví dụ như khi răng cửa có màu vàng, mất thẩm mỹ, có thể sử dụng chất hàn răng có màu trắng để bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng.
Các loại vật liệu hàn răng
Có 3 loại vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong hàn răng là A-man-gam, chất dẻo tổng hợp và xi-mang silicat (hay còn gọi là xi-măng sứ). Việc lựa chọn từng loại vật liệu tuỳ thuộc vào các yếu tố cụ thể như: đòi hỏi phòng chống sâu răng, kinh nghiệm và tay nghề của nha sĩ, yêu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân, đòi hỏi về khả năng chịu lực của miếng hàn…
1. A-man-gam: Là loại vật liệu hàn răng được sử dụng lâu đời nhất, có trên 100 năm tuổi. Đây là một hỗn hợp của các phần tử kim loại bao gồm thuỷ ngân, bạc, kẽm, đồng…
- Ưu điểm của A-man-gam: là rẻ, dễ dùng, sức chịu lực tốt nên thường được dùng trong các lỗ hàn to hoặc ở những nơi chịu áp lưc lớn như mặt nhai của răng hàm.
- Nhược điểm: là không thẩm mỹ do có màu xám bạc (xem hình). Do đó thường chỉ được dùng để hàn răng ở phía trong của hàm răng như răng hàm. Ngoài ra, A-man-gam còn dẫn nhiệt tốt, ảnh hưởng đến cảm giác của người bệnh khi ăn thức ăn nóng, lạnh.
2. Xi-mang silicat: cũng là loại vật liệu được sử dụng từ lâu. Nó có tính thẩm mỹ cao hơn A-man-gam do màu sắc gần giống màu của răng.
- Ưu điểm của xi-măng này là dễ sử dụng, giá rẻ, dẫn nhiệt kém, bám vào răng rất chắc nên ít trường hợp bị rơi ra sau khi hàn. Ngoài ra một số loại xi-mang silicat có chứa Flo, do đó có khả năng chống sâu răng.
- Nhược điểm là yếu, khả năng chịu lực và chống mòn kém, do đó chỉ dùng để hàn cổ răng, là nơi dễ phát sinh sâu răng và ít chịu tác động của ngoại lực có cường độ lớn.
3. Nhưa tổng hợp (composite): Đây là loại vật liệu mới nhất, được phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây. Ở nước ngoài, composite đang ngày càng được ưa chuộng bởi nhiều tính năng ưu việt của nó, hơn hẳn A-man-gam và xi-mang silicat. Ở nước ta hàn composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ.
- Ưu điểm nổi bật nhất của composite là tính thẩm mỹ rất cao (xem hình). Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng cao hơn xi-mang (tuy nhiên vẫn kém A-man-gam). Do vậy có thể dùng nó để hàn nhiều vị trí khác nhau trong miệng, từ những nơi đòi hỏi thẩm mỹ như răng cửa cho đến những nơi đòi hỏi khả năng chịu lực tốt như răng hàm.
- Nhược điểm của composite: Đòi hỏi nha sĩ phải có tay nghề cao, thao tác chính xác, nếu không miếng hàn sẽ không đạt chất lượng yêu cầu (ví dụ như không bền, dễ bị rơi ra hoặc dễ bị tái phát bệnh sâu răng). Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp vẫn còn kém hơn nhiều so với A-man-gam.
Vì những đặc điểm trên mà composite thường được dùng để hàn răng cửa hoặc những lỗ hàn bé ở răng và hàn cả ở cổ răng. Tính năng của composite vẫn đang không ngừng được cải thiện và trong tương lai gần đây sẽ là vật liệu số một để hàn răng.
Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến khi nào nên hàn răng hoặc các vấn đề răng hàm mặt khác thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!
→trám răng tại nhà
Nguồn: http://tramrangsau.vn/